Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 88 - 89)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (T5, tr.252), “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không” và “tuy năng lực và công việc mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng” (T5, tr.148).

b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

- Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở những phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực…

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cáchmạng mạng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng. Tuỳ vào nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng đề ra mà Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác. Trên cơ sở những chuẩn mực chung cho tất cả mọi người, Hồ Chí Minh đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.

a. Trung với nước, hiếu với dân

- Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, quy định hành vi ứng xử của cá nhân với cộng đồng; là chuẩn mực đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác, là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng. Lòng trung, hiếu rộng lớn ấy thể hiện ở ý chí và quyết tâm phấn đấu cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Trong tư tưởng đạo đức truyền thống và đạo đức phương Đông, Trung và Hiếu là những khái niệm quen thuộc, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần cá nhân, nó mang một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con trong mối quan hệ với dân tộc và gia đình. Theo quan niệm truyền thống (quan niệm cũ), Trung là

trung quân, là trung thành với vua mà trung thành với vua là trung thành với nước. Ở đây vua với nước là một. Hiếu có nghĩa là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Người đã đưa thêm vào nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ mà “trung với nước, hiếu với dân”.

- Trung với nước, hiếu với dân là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Người gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua phong kiến. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức với kẻ thống trị mình.

“Trung với nước” thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và đi lên của đất nước. Nước ở đây là nước của dân, dân là chủ của đất nước. Hồ Chí Minh luôn xác định “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”8, Đảng và Chính phủ là “đầy tớ của nhân dân” chứ không phải là “quan nhân dân để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.

Từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nước, hiếu với dân” là một sự đảo lộn mang tính cách mạng trong quan niệm đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh đã lật ngược lại học thuyết của Nho giáo như Mác đã làm với học thuyết Hêghen. Người viết: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân ngửng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”9. Như vậy, quan niệm về nước và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toàn khác so với trước. Điều này đã làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa so phía trước.

Hồ Chí Minh mong muốn mỗi người Việt Nam phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đây là một lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ trước đến nay mà còn lâu dài mãi mãi về sau.

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng: điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nước, hiếu với dân”, hơn nữa phải là “tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà còn phải hết lòng vì dân. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 88 - 89)