I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM 1 Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng
a. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mớ
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khi viết và nói về vấn đề này, người ta thường sử dụng các cụm từ “việc chính’’, “việc cần kíp’’, “việc phải làm ngay’’, “trước tiên’’, “trước hết’’...
- Hồ Chí Minh quan niệm những khuyết điểm, thiếu sót trong Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Đảng.
(Người quan niệm, Đảng là một bộ phận của xã hội, những thiếu sót khuyết điểm của xã hội đều ít nhiều thể hiện trong Đảng, hơn nữa những thiếu sót trong Đảng còn là những thiếu sót của những người đi tiên phong khai phá)
- Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu thường xuyên, vừa cấp bách vừa lâu dài, bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của các giai đoạn cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Trong các trường hợp sau đây thì chỉnh đốn Đảng mang tính cấp bách: + Khi Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm hoặc gặp khó khăn (giúp cán bộ, đảng viên củng cố lập trường, quan điểm, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan giao động).
+ Khi cách mạng trên đà thắng lợi (giúp xây dựng những quan điểm tư tưởng cách mạng, khoa học, ngăn ngùa chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu và bệnh “kiêu ngạo cộng sản’’, công thần, địa vị.)
+ Khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới có tính bước ngoặt. (giúp Đảng nâng cao tầm
lãnh đạo cả về chính trị, chuyên môn đảm bảo cho Đảng có được những phẩm chất và năng lực lãnh đạo mới... đảm bảo cho Đảng luôn giữ được vai trò tiên phong)
- Mục đích đổi mới, chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng luôn trong sạch, giữ vững vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc đồng thời là cơ hội để mỗi cán bộ đảng viên tăng cường tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.
(Hồ Chí Minh:“Để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đày tớ của nhân dân’’ (T7, 200), ‘’Để làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn trách nhiệm Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân’’- nếu buông lỏng công tác chỉnh đốn Đảng thì rất rễ làm cho một bộ phận cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất)
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa quan liêu xa rời quần chúng vì vậy, việc đổi mới chỉnh đốn Đảng càng có ý nghĩa quan trọng và càng cần phải tiến hành thường xuyên. Việc đổi mới chỉnh đốn Đảng càng có ý nghĩa quan trọng và càng cân phải tiến hành thường xuyên bởi quyền lực có tính hai mặt: quyền lực nếu được sử dụng đúng đắn có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; ngược lại nếu bị thoái hóa biến chất thì sẽ có tác hại ghê ghớm thậm chí có thể làm sụp đổ cả chế độ xã hội. Để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ biến chất quyền lực thì cần phải thường xuyên Chỉnh đốn, đổi mới Đảng.
(Quy trình chỉnh đốn Đảng là phải làm từ cán bộ trước rồi mới chỉnh đốn chi bộ, chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức, phải làm từng bước, có trọng tâm, kế hoạch phải rõ ràng chu đáo.)