- Mục tiêu về các lĩnh vực chủ yếu:
d. Một số nguyên tắc, bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
* Nội dung:
- Nội dung tổng quát:
“Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải một sớm, một chiều cứ muốn là được…phải thiết thực từng bước vững chắc…chớ đem cái chủ quan thay cho thực tế. Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn trở nên khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm”.
- Các nội dung cụ thể:
Về chính trị: Nội dung quan trọng nhất là giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Về kinh tế:
+ Tăng gia sản xuất gắn liền với thực hành tiết kiệm, nâng cao năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Xác định cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, coi trọng thương nghiệp
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần + Thực hiện phân phối theo lao động.
Về văn hóa: Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về xây dựng quan hệ xã hội: dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người
* Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ:
+ Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
+ Kết hợp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài.
* Những nhân tố đảm bảo thắng lợi cho nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. + Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
+ Phát huy tính tính cực chủ động của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
d. Một số nguyên tắc, bước đi, biện pháp xây dựng chủnghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
* Những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
+ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng không được giáo điều, máy móc. Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân để xác định bước đi cho phù hợp.
* Về bước đi cụ thể của thời kỳ quá độ:
Trong thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh chưa nói rõ các bước đi cụ thể, song tìm hiểu kỹ tư tưởng của Người, chúng ta có thể hình dung ba bước sau:
Thứ nhất: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, “Nếu để dân đói là chính phủ có lỗi, mọi chính sách của Đảng không thực hiện được”(T7, tr. 532), “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” (T10, tr.180); phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông nghiệp). Vì vậy, “Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta phải dựa vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” (Bài phát biểu tại hội nghị trung ương bàn về phát triển công nghiệp, T10, tr.34);
Thứ hai: phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ
Thứ ba là phát triển công nghiệp nặng
Người viết: "Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giời mới có thành thị...nếu muốn công nghiệp hóa gấp là chủ quan...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, 'làm trái với Liên Xô cũng là Mácxít"
- Thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước (nhiều chặng đường). Bước dài, bước ngắn là do hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn
- Phương hướng chung là phải tiến lên dần dần, từ thấp đến cao, đi bước nào vững chắc bước ấy, phải coi trọng các khâu trung gian, quá độ nhỏ.
- Không ham làm lớn, làm mau, không được chủ quan, nóng vội ‚‘‘đốt cháy giai đoạn‘‘ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ đảng viên tránh nôn nóng, chủ quan, “đốt cháy giai đoạn” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Phải kiên nhẫn bắc những nhịp cầu nhỏ và vừa, phải chọn những giải pháp trung gian và quá độ” (T7, tr.538), “Phải trải qua nhiều bước, dài, ngắn là tùy hoàn cảnh. Mỗi bước, chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Làm ít mà chắc, đi bước nào, vững bước ấy tiến tới dần dần” (T7, tr.540).
* Về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Trong điều kiện chiến tranh, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ chủ nghĩa xã hội
- Biện pháp cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ gồm:
+ Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài
+ Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội hài hòa đảm bảo cho các thành phần kinh tế, thành phần xã hội đều có điều kiện phát triển
+ Phương thức chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”; “đó là chủ nghĩa xã hội nhân dân'', không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước“; xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.
+ Coi trọng vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện và phát huy nỗ lực chủ quan trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh chủ trương: chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi,...có như thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được