Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 54 - 56)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1 Nhà nước dân chủ

b.Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền

pháp quyền

* Xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp

- Nhà nước hợp hiến là nhà nước do nhân dân lập ra, nhà nước có hiến pháp và hệ thống pháp luật, hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.

- Ngay sau khi cách mạng thành công, cần sớm tiến hành tổng tuyển cử để lập ra nhà nước hợp hiến, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của quyền lực nhà nước.

- Nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng pháp luật và yêu cầu tất cả các cơ quan, công chức nhà nước phải gương mẫu chấp hành đúng luật pháp.

* Nhà nước thượng tôn pháp luật

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, phải làm cho pháp luật có hiệu lực mạnh mẽ trong thực tế đời sống xã hội, các cơ quan, công chức nhà nước phải gương mẫu chấp hành đúng luật pháp.

- Hồ Chí Minh cho rằng soạn thảo pháp luật đã khó, song khó hơn là đưa nó vào cuộc sống để mọi người cùng hiểu đúng, làm đúng. (Hồ Chí Minh là tầm gương mẫu mực của việc chấp hành pháp luật như việc chấp hành nghị quyết của Quốc tế cộng sản, nghị quyết của BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/ 1930, việc Hồ Chí Minh phát động phong trào hũ gạo cứu đói năm 1945, việc Hồ Chí Minh bỏ thuốc lá khi bộ chính trị yêu cầu (tháng 3/1965), việc Hồ Chí Minh đòi tiền nhuận bút khi một tờ báo quên trả...Với Hồ Chí Minh đã là quy định chung, là luật pháp, thì mọi người, mọi cấp đều phải chấp hành.

- Nhà nước phải quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực mạnh mẽ trong thực tế đời sống XH, trong các cơ quan NN và ND.

- Dân chủ và pháp luật phải đi đôi với nhau. Không có dân chủ ngoài pháp luật, mọi quyền dân chủ phải được thể chế hóa thành pháp luật, bảo đảm bằng pháp luật.

Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở thừa nhận và bảo vệ quyền con người, trước hết là quyền tự do dân chủ.

Người viết: "Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ...Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạngtiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội" (T9, 592). "Chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là chuyên chính với ai?...Như cái hòm đựng của cải thì phải có khóa. Nhà thì phải có cửa...dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cải cửa để đề phòng kẻ phá hoại...Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ" (T8, 279)

* Những biện pháp cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật (hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp với đời sống xã hội)

+ Ra sức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu, đảm bảo cho pháp luật thi hành nghiêm minh trong cán bộ và nhân dân

+ Tích cực nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa chính trị, làm cho người dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám phê bình các cơ quan nhà nước.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đủ đức tài với những phẩm chất cơ bản:

Trung thành với cách mạng và tổ quốc; nhiệt tình, thành thạo công việc hành chính, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ;

Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, liên hệ mật thiết với nhân dân, tự phê binh và phê bình, có ý thức xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

* Pháp quyền nhân nghĩa

- Với Hồ Chí Minh, pháp luật là vì con người, do con người vì vậy trong xây dựng hệ thống pháp luật, cần phải đặc biệt chú trọng tính nhân văn, đảm bảo việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc trên cơ sở có lý, có tình.

- Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người. Đó là quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Đó là quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là quyền của các nhóm người như phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, tín ngưỡng tôn giáo…

- Pháp quyền nhân nghĩa thể hiện pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện, lấy mục đích giáo dục, cảm hoá, thức tỉnh con người làm căn bản.

- Đó là pháp luật vì con người, nghiêm minh nhưng khách quan, công bằng và chống lại việc đối xử với con người một cách dã man.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 54 - 56)