I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM 1 Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản ViệtNam Nam
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân (Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đặt ra vấn đề Đảng Cộng sản có phải là đảng của dân tộc hay không)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Thứ nhất, Hồ Chí Minh phải xây dựng một Đảng Cộng sản vững mạnh trong điều kiện một nước thuộc địa lạc hậu, nơi mà giai cấp công nhân còn rất non trẻ và nhỏ bé
+ Với Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, trước sau như một.
- Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chiến đấu và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động.
+ Đảng Cộng sản được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
+ Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Do lợi ích của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động, của cả dân tộc Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo khi toàn thể dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Như vậy, cần phải xây dựng một Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp vừa là Đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động và dân tộc là một. Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam“ (T6, 175)
Như vậy, cần phải xây dựng một Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc. Đây là luận điểm sáng tạo giúp cho Hồ Chí Minh xây dựng
thành công một Đảng Cộng sản vững mạnh cho dù giai cấp công nhân rất nhỏ bé và non trẻ.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh:
+ Về lý luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai cấp và dân là thống nhất, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, vì vậy, Đảng của giai cấp công nhân cũng đồng thời là Đảng của nhân dân lao động, của toàn thể dân tộc + Về thực tiễn, nếu Đảng Cộng sản chỉ là Đảng của giai cấp công nhân thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ hạn chế, Đảng không thể quy tụ được toàn bộ những người ưu tu nhất, giác ngộ cách mạng nhất trong dân tộc, ngược lại nếu Đảng Cộng sản vừa là Đảng của giai cấp công nhân vừa là Đảng của nhân dân lao động và cả dân tộc thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ rộng mở, Đảng sẽ được các tầng lớp nhân dân coi như Đảng của chính mình, nhân dân sẽ bảo vệ Đảng, ủng hộ và tham gia xây dựng Đảng, Đảng sẽ lớn mạnh không ngừng
- Ý nghĩa: luận điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng có ý nghĩa to lớn. Về lý luận, đó là một luận điểm mới, sáng tạo về xây dựng Đảng, góp phần bổ xung, phát triển lý luận về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Về mặt thực tiễn, nó có ý nghĩa chỉ đạo quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ đó Đảng đã lớn mạnh không ngừng và dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.