II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Bối cảnh thời đại và sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
- Mục tiêu cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.
- Văn hóa là mục tiêu thể hiện ở chỗ văn hóa là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưa cầu hạnh phúc và thụ hưởng các giá trị văn hóa; là khát vọng về các giá trị chân - thiện - mỹ của nhân dân; là một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; một xã hội đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được quan tâm và không ngừng được nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
- Văn hóa là động lực được Hồ Chí Minh lý giải rất cụ thể:
+ Văn hóa là một động lực cho sự phát triển của đất nước, các thiết chế văn hóa góp phần xây dựng và phát triển đất nước, con người Việt Nam.
+ Văn hóa chính trị soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo toàn dân thực hiện độc lập, tự chủ, tự cường; văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin thắng lợi của cách mạng;
+ Văn hóa giáo dục góp phần nâng cao dân trí, mở rộng vốn hiểu biết cho nhân dân, thực hiện sứ mạng trồng người, đào tạo con người mới, nguồn nhân lực cho cách mạng;
+ Văn hóa đạo đức góp phần nâng cao phẩm giá con người Việt Nam; văn hóa pháp luật đảm bảo dân chủ, trật tự kỷ cương, phép nước.
b. Văn hóa phục vụ quần chúng
Thực tiễn đời sống nhân dân là nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ, là chất liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt, nhân dân là người được hưởng thụ các giá trị tinh thần đó. Văn hoá văn nghệ thực sự phục vụ quần chúng nhân dân phải:
+ Mọi hoạt động văn hoá phải gắn liền với đời sống thực tại của nhân dân. Muốn vậy, phải từ trong quần chúng mà đến với quần chúng.
+ Mỗi một hoạt động văn hoá từ khẩu hiệu, phim ảnh, báo chí... phải thể hiện tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng nhân dân. Muốn vậy thì trong hoạt động văn hoá phải nêu ra và giải quyết một cách phù hợp 3 câu hỏi sau về: đối tượng, mục đích và phương pháp.
Muốn văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân thì phải đánh giá cho đúng quần chúng nhân dân. Có 4 điểm để đánh giá quần chúng nhân dân như sau:
+ Quần chúng nhân dân không chỉ là những người sáng tạo ra của cải, vật chất, mà họ còn là người sáng tác rất hay “ca dao, tục ngữ, hò, vè” là “những hòn ngọc quý” mà văn nghệ sĩ phải nghiên cứu, học tập trong sáng tác của mình.
+ Quần chúng nhân dân là người “nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta”6.
+ Quần chúng nhân dân là người kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm văn hoá một cách trung thực, chính xác nhất.
+ Quần chúng nhân dân phải là người được hưởng thụ các giá trị văn hoá.
Hồ Chí Minh cho rằng phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại của đất nước và của dân tộc; phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại phải là những tác phẩm miêu tả vừa hay, vừa chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Tác phẩm đó phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân yêu thích. Theo Hồ Chí Minh, văn nghệ phục vụ quần chúng không phải là hạ thấp nghệ thuật, không phải là cung cấp cho họ nhưng sản phẩm “loại hai”, những món ăn tinh thần được chế biến vội vàng, mà phải là những tác phẩm có tính nghệ thuật cao, tinh tế, có giá trị nhân văn cao.
6. Hồ Chí Minh: Văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1981, tr.516 1981, tr.516
c. Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một mặt trận được hiểu văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Nội dung mặt trận văn hóa rất phong phú, bao gồm các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận.
Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh văn hóa, văn nghệ sĩ là những chiến sĩ, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật là những vũ khí chiến đấu. Để là tròn nhiệm vụ, chiến sĩ trên mặt trận này phải có lập trường tư tưởng vững vàng, ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”; phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, nghiêm khắc phê bình những thói hư tật xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu…Vì văn hóa là mặt trận, văn nghệ sĩ là những chiến sĩ nên các chiến sĩ văn, hóa văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.