Khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 59 - 60)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN TOÀN KẾT DÂN TỘC 1 Khái niệm, vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự

a. Khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Vị trí của vấn đề đại đoàn kết trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập có đến 839 bài Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đại đoàn kết (chiếm tỷ lệ 43,6%). Trong các bài đó, Bác đã 1809 lần nhắc đến cụm từ “đoàn kết”, “đại đoàn kết”, có bài, cụm từ này được nhắc đến 16 lần (Sửa đổi lề lối làm việc), trong Diễn văn kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1957, Người nhắc đến 19 lần... Điều này chứng tỏ vấn đề tập hợp, tổ chức lực lượng, đoàn kết, đại đoàn kết là một vấn đề hết sức nổi bật, trọng tâm trong suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh.

- Khái niệm đoàn kết, nhìn chung, được sử dụng tương đối thống nhất trong các tài liệu ở trong nước và trên thế giới. Đoàn kết được hiểu là sự thống nhất ý chí, hành động của các giai cấp, các lực lượng xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu xác định.

- Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù có ngoại diên rất rộng bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều quan hệ trên - dưới, trong - ngoài..., ta có thể tiếp cận phạm trù đại đoàn kết từ nhiều góc độ:

+ Về cơ cấu xã hội: đoàn kết các giới, các ngành nghề, các thành phần xã hội, các lứa tuổi...

+ Về địa bàn: đoàn kết nông thôn - thành thị, miền ngược - miền xuôi, trong nước - ngoài nước.. .

+ Về phạm vi: đoàn kết trong gia đình, tập thể, cộng đồng, xã hội, khu vực - quốc tế.. .

Có thể nhận định khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh: đại đoàn kết là một hệ thống các luận điểm, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp để giáo dục, tổ chức, hướng dẫn hành động của các lực

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w