II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh củađạo đức đạo đức
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng là nhân tố chủ chốt của người cách mạng
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận không thể thiếu của ý thức xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội. Nó có khả năng tác động trở lại và cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất to lớn.
- Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam, đó là nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh: “Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” (T6, tr.320), “đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. (T5, tr.252).
- Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng, là nhân tố chủ chốt của người cách mạng.
Người nói: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Bởi vì, theo Hồ Chí Minh giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loại người là công việc to tát, nặng nề, là cuộc chiến đấu khổng lồ mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì không còn làm việc gì nổi.
Chính vì nhận thức được vai trò to lớn của đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. Ngay chương đầu của Đường Kách mệnh, Người đã nêu 23 điều về tư cách người cách mạng, giải quyết ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với công việc. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, năm 1947, Người viết “Sửa đổi lối làm việc” và liên tiếp trong 2 năm 1957, 1958 Người viết hai tác phẩm cùng mang một tên gọi “Đạo đức cách mạng” cùng hàng loạt bài ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng. Một trong những bài viết cuối cùng của Hồ Chí Minh, năm 1969, bài Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân ...Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “’hồng” vừa “chuyên”.
- Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. Người thường nhấn mạnh, “tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người là cao thượng”.
Đạo đức tốt là điều kiện dẫn đến những hành động tốt, sự nghiệp cách mạng càng cao cả thì đòi hỏi phải có những phẩm chất cao cả. Đạo đức cách mạng liên quan đến sự thành hay bại của cách mạng, nếu quan tâm đến bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thì cách mạng đi đến thành công, nếu xem nhẹ vấn đề này, không tăng cường giáo dục, bồi dưỡng đạo đức thì cách mạng sẽ gặp khó khăn, thất bại. Do đó, Hồ Chí Minh cho rằng trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng đều phải ra sức rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên.
Người dạy rằng: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”7.
- Đạo đức còn là động lực giúp chúng ta vượt lên khi khó khăn cũng như lúc thuận lợi trong quá trình đấu tranh cách mạng. Trong công việc có lúc chúng ta gặp khó khăn, nếu chúng ta giữ được đạo đức cách mạng thì không sợ sệt, không bi quan chán nản và khi công việc thuận lợi sẽ không rơi vào kiêu căng, công thần, địa vị, tự mãn.
Đạo đức giúp cho mỗi người giữ vững được nhân cách, bản lĩnh bản lĩnh làm người trước thời cuộc, “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”3.
- Đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, xây dựng mỹ tục thuần phong mà còn giúp người cách mạng tự hoàn thiện mình và không ngừng phát triển đi lên.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước..., khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, thực sự trở thành người biết “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”..., không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.