II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
16. Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.12, tr.498.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Tinh thần quốc tế trong sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vi đề cập mang tính rộng lớn nhất trong hành vi ứng xử của con người.Theo Hồ Chí Minh, tinh thần quốc tế trong sáng, cao thượng gồm những nội dung sau:
+ Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề: “Bốn phương vô sản đều là anh em”17.
+ Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước trên thế giới.
+ Tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng hướng đến những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản hay chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
- Hồ Chí Minh luôn luôn cho rằng chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính, chủ nghĩa quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Những quan niệm sai lệch này có thể dẫn tới chỗ phá vỡ sự ổn định và thống nhất của các quốc gia, phá vỡ tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng đối đầu, đối địch.
- Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn cần phải tăng cường giáo dục tinh thần quốc tế vô sản trong sáng trên cơ sở những định hướng của đường lối chính trị của Đảng và những chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước và việc rèn luyện của cá nhân về tinh thần quốc tế.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vạch ra những phẩm chất đạo đức chung, cơ bản nhất đối với tất cả mọi người, đó là những nhân tố