Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 52 - 54)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1 Nhà nước dân chủ

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

Việt Nam

a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân

* Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.

- Thứ nhất, thời kỳ từ 1911 trở về trước, tư tưởng xây dựng một nhà nước trọng dân, thân dân, khoan dân, dựa vào dân của nền văn hóa chính trị phương Đông đã được Hồ Chí Minh lĩnh hội và coi đó như hành trang trên con đường tìm đường cứu nước

- Thứ hai, từ năm 1911 -1920, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tìm hiểu về các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, cũng như các hình thức tổ chức nhà nước của nó. Nhận thức của Hồ Chí Minh về nhà nước của giai cấp tư sản: Người đánh giá cao tư tưởng tự do bình đẳng bác ái của cách mạng Pháp, tư tưởng đề cao quyền lực tối cao của nhân dân trong cách mạng Mỹ, nhưng nhận rõ hạn chế cơ bản của nhà nước tư sả – đó vẫn là nhà nước của giai cấp bóc lột, vẫn áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Hồ Chí Minh khẳng định rằng sau khi cách mạng thành công, phải thiết lập một chính quyền của số đông người: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”.

- Thứ ba, một bước tiến của Hồ Chí Minh là sau khi giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin là Người chọn kiểu nhà nước công nông binh (nhà nước xô viết) là hình thức Nhà nước đầu tiên của cách mạng

Việt Nam. Trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Người viết: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập và dựng ra chính phủ công nông binh” (T3,1)

- Thứ tư, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam (xô viết Nghệ Tĩnh) nhận thấy, nhà nước xô viết không thích hợp lắm với Việt Nam và đi đến lựa chọn xây dựng một nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta - Nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

* Quan niệm về nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước là chủ trương xây dựng một nhà nước do Nnhân dân lao động làm chủ... Đây cũng là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh so với quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và cũng là điểm cơ bản nhất để phân biệt nhà nước ta với nhà nước trước đó.

- Nhà nước của dân:

+ Là nhà nước mà tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo... đều phải ghé vai gánh vác một phần.

+ Dân là chủ nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.... Quyền bính của cán bộ, công chức nhà nước là do dân ủy nhiệm, giao phó.

+ Dân có quyền bầu (ủy nhiệm) và bãi miễn người thay mặt mình vào Quốc hội và các cơ quan quyền lực nhà nước; kiểm soát các công việc của NN; giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra thông qua các thiết chế dân chủ.

- Nhà nước do dân:

+ Nhà nước do dân lập ra - Dân cử ra các đại diện của mình tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Nhà nước do dân xây dựng, ủng hộ và bảo vệ; nhà nước được dân phê bình, giám sát, tạo điều kiện để nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước nếu tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của dân: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" (T5, 60)

- Nhà nước vì dân:

+ Mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì nhân dân, hướng vào việc phục vụ nhân dân. Đem lại quyền lợi chonhân dân là mục tiêu cơ bản của nhà nước ta.

+ Mọi công chức nhà nước từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc (người phục vụ chung của xã hội) của dân: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” (T4, 56).

+ Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến việc nhỏ, các cơ quan nhà nước quản lý xã hội là để lo cho dân: Nếu để cho dân đói, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân giét, chính phủ có lỗi, nếu để cho dân không được học hành, chính phủ có lỗi... “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”

+ Cán bộ nhà nước là người phục vụ, đồng thời còn là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân, phải "xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w