- Mục tiêu về các lĩnh vực chủ yếu:
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ hai là “Giặc nội xâm”: tham nhũng, lãng phí, quan liêu (bệnh gốc).
Thứ ba là tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín và sức mạnh của Đảng, của cách mạng.
Thứ tư là tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập lý luận, học tập cái mới.
Việc phát huy động lực, khắc phục được các lực cản trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội ở Việt Nam. xã hội ở Việt Nam.
a. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
* Quan điểm của Mác - Ăngghen:
Khẳng định giữa chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa cộng sản tất yếu phải có một thời kỳ quá độ nhằm chuyển xã hội nọ sang xã hội kia. Bản chất thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng không ngừng trên toàn bộ đời sống xã hội.
Thời kỳ quá độ là một quy luật phổ biến với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Về thực chất vẫn là thời kỳ cải biến cách mạng không ngừng…
Chú ý: Thời kỳ quá độ mà Mác và Ăngghen đề cập ở đây, chủ yếu là thời kỳ chuyển biến lên Chủ nghĩa cộng sản ở các nước tư bản phát triển và quá độ ở đây, chủ yếu là quá độ chính trị.
* Quan điểm của V.I.Lênin:
+ Khẳng định tính chất khó khăn, phức tạp lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH – (những cơn đau đẻ kéo dài)
+ Lênin nêu lên hai loại hình quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội:
Thứ nhất, quá độ trực tiếp: đối với những nước đã qua chủ nghĩa tư bản phát triển cao (thời kỳ quá độ tương đối ngắn, ít khó khăn trở ngại)
Thứ hai, quá độ gián tiếp:
Đối những nước qua chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình (thời kỳ quá độ tương đối dài và gặp nhiều khó khăn, trở ngại...)
Đối với các nước tiền tư bản chủ nghĩa có thể quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội không cần phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, với hai điều kiện: có Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng và đã giành được chính quyền; có sự giúp đỡ của những nước tiên tiến đã đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội