I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Về phẩm chất:
2. Về năng lực:
2.1 Năng lực đặc thù:
Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: nhận dạng được hình dáng của các vật dụng, chấm và nét xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các hình dáng, các nét, gọi đúng tên:
hình tròn, vuông, chữ nhật…Nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc... Biết cách tạo hình theo chủ đề tự chọn.
Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: tạo dáng được các vật dụng khác nhau, tạo ra chấm và nét bằng một số cách khác nhau như dùng bút chì, bút sáp, dạ, tăm bông, cúc áo… Biết tạo hình, vận dụng chấm và nét để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo hình sản phẩm đơn giản có sử dụng nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc…
HS tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
HS phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh thông qua trí tưởng tưởng.
2.2 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm và nét để thực hành.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm… để thực hành tạo nên sản phẩm.
2.3 Năng lực đặc thù khác:
Năng lực thể chất: biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tăm bông, dạng dây sợi, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí bằng nét thẳng, nét cong… hình minh họa .
- Các hình ảnh trong tự nhiên, các đồ vật trong cuộc sống. - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
- Tranh vẽ của học sinh có vật dụng đa dạng hình dáng, trang trí chấm, nét, kiến trúc cầu cong, thẳng, mái vòm, tòa tháp…
- Máy tính, máy chiếu.
- Sách giáo khoa, vở thực hành.
- Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo, đất nặn, tăm bông, cúc áo, dạng dây sợi, thước kẻ, êke…