I. đặc điểm cơ bản của dân tộc Rơ Măm:
2. Đặc điểm kinh tế
Do c− trú trong những cánh rừng rộng lớn, giàu có, vì thế ng−ời Rơ Măm sinh sống chủ yếu dựa vào tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, canh tác trên những n−ơng rẫy luân canh, du canh truyền thống. Ph−ơng thức canh tác theo lối cổ truyền : Phát, đốt, chọc, tỉa. Th−ờng thì vào đầu mùa làm rẫy, họ chọn những khu rừng già, để chặt cây, phát cỏ. Chờ cho cây cỏ khô, họ đốt cây, dọn dẹp tạo ra những mảnh n−ơng, rẫy. Trên những mảnh n−ơng đó đồng bào tiến hành chọc lỗ, tra hạt. Ng−ời đàn ông chọc lỗ, phụ nữ bỏ hạt và lấp đất. Nhờ đất rừng còn giàu, tro của những cây cỏ bị đốt tạo ra nguồn phân bón tự nhiên khá tốt. Ng−ời Rơ Măm không biết bón phân, làm cỏ, chăm sóc cây trồng. Công cụ sản xuất còn rất thô sơ, đơn giản so với các dân tộc khác trong vùng. Cây trồng của đồng bào chủ yếu là cây l−ơng thực nh−: Lúa nếp, một phần lúa tẻ, ngô và sắn2. Trong đó cây trồng chính của đồng bào là lúa nếp.
Sản xuất n−ơng rẫy là một ph−ơng pháp canh tác hiệu quả của đồng bào, dựa vào tự nhiên, tốn ít lao động, nh−ng mang lại một năng suất khá cao, tình trạng rửa trôi, xói mòn đất lại giảm hơn rất nhiều, nếu so với lối canh tác hiện đại, khai hoang, cày xới, làm đất kỹ càng…Tuy nhiên lối canh tác này chỉ thích hợp khi mật độ dân số còn ít, diện tích rừng còn nhiều và đất rừng còn tốt. Hiện nay, dân số ở Tây Nguyên đã gia tăng cả do gia tăng tự nhiên và cơ học, mật độ dân số
đã khá cao, diện tích rừng bị thu hẹp dần, lại đ−ợc khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt, thì không thể thích hợp, nếu kéo dài lối canh tác truyền thống.
Cũng nh− các dân tộc khác, hoạt động săn bắn thú rừng của ng−ời Rơ Măm khá phát triển. Họ có thể săn bắn bằng cung tên, nỏ hoặc những cái bẫy rất độc đáo và hiệu quả. Thu hái lâm sản trong rừng nh−: Song, mây, −ơi,…cũng mang lại thu nhập đáng kể trong cuộc sống của đồng bào. Gần đây nhờ chính sách giao khoán, bảo vệ rừng, đồng bào cũng đã tham gia tích cực và hoạt động này, đây là nguồn thu nhập quan trọng và ổn định trong cuộc sống của họ.
Các hoạt động kinh tế của dân tộc Rơ Măm chủ yếu mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, trao đổi hàng hoá còn rất ít và nếu có trao đổi, thì cũng chỉ theo ph−ơng thức “hàng đổi hàng”. Tr−ớc đây, ng−ời Rơ Măm có trao đổi một số hàng hoá với ng−ời Lào, ng−ời Brâu ở bên kia biên giới, hay với ng−ời Ba na, Xơ đăng để lấy những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất nh− muối, giao, rìu, vòng đeo tai…Hàng của đồng bào Rơ Măm mang đi trao đổi là nông, lâm sản, gia súc, gia cầm. Thuốc lá cũng là một mặt hàng đ−ợc ng−ời Rơ Măm trồng để mang đi trao đổi. Một ống thuốc lá khô (dài khoảng 4 gang tay) đổi đ−ợc 1 chiếc khố…
Tiểu thủ công nghiệp
Đồng bào Rơ Măm biết nhiều nghề thủ công, nh−ng có lẽ nghề dệt phát triển nhất. Tr−ớc đây, nhà nào cũng có vài rẫy bông và đ−ợc chăm sóc cẩn thận. Họ trồng bông để se sợi, dệt vải, tự túc vải mặc. Nh−ng gần đây do giao l−u kinh tế, xuất hiện nhiều loại vải khác rẻ hơn, tiện dụng hơn, vì thế họ quen sử dụng vải hiện đại, quên mất nghề dệt các loại vải truyền thống. Các ngành nghề truyền thống khác cũng đang mai một dần nh− nghề rèn, dệt thổ cẩm…. Do sự phát triển của kinh tế thị tr−ờng, các hàng hoá rất phong phú, giá rẻ trong khi các sản phẩm do các ngành nghề thủ công của dân tộc lại nghèo nàn về chủng
loại, mẫu mã, vì vậy các ngành nghề thủ công đang có xu h−ớng mai một mất dần.