Tổ chức thựchiện

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 108 - 111)

IV. Các giải pháp thựchiện dự án.

7.Tổ chức thựchiện

Dự án “Bảo tồn và phát triển dân tộc Rơ Măm” tuy là một dự án nhỏ, phạm vi chỉ trong một dân tộc, một làng, nh−ng có ý nghĩa quan trọng và liên quan đến nhiều lĩnh vực và các cấp ngành khác nhau. Do đó việc thiết lập hệ thống chỉ đạo, phân công trách nhiệm và xác định cơ chế phối hợp tốt là điều kiện để dự án đạt hiệu quả cao.

Từ tình hình thực hiện tr−ớc đây, qua nghiên cứu thực tế, cho thấy cần xác định rõ hệ thống các cơ quan quản lý chỉ đạo nh− sau :

- Uỷ ban Dân tộc : Với chức năng là cơ quan tham m−u giúp Chính phủ quản lý Nhà n−ớc về lĩnh vực công tác dân tộc, thay mặt Chính phủ chỉ đạo thực hiện toàn diện dự án này.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum : Là cơ quan quản lý Nhà n−ớc cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, sở, ban, ngành tham gia thực hiện dự án, huy động các nguồn lực, lồng ghép các chính sách, ch−ơng trình, dự án trên địa bàn.

- Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum chủ trì tổ chức thực hiện dự án, lập Ban Quản lý dự án, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân tham gia thựchiện dự án. Thành phần Ban Quản lý dự án có sự tham gia của cán bộ lãnh đạo huyện Sa Thầy, xã Mo Rai, cán bộ làng Le, đơn vị công tác của quân đội, đồn biên phòng…

- Ban quản lý làng Le, gồm cán bộ lãnh đạo làng có sự tham gia của già làng và các đoàn thể, trực tiếp điều hành, thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ Ban Quản lý dự án giao.

- Trong cộng đồng dân tộc Rơ Măm lập các nhóm, tổ làm nòng cốt thực hiện nh− nhóm kỹ thuật nông nghiệp, nhóm văn hoá - văn nghệ, nhóm thị tr−ờng, nhóm thông tin, tuyên truyền, vận động, hoặc ban thanh tra nhân dân…

- Huy động bộ đội Biên phòng, lực l−ợng vũ trang, Công ty 78 của quân đội tham gia thực hiện dự án, lồng ghép các hoạt động trên địa bàn.

- Cần có văn bản quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi tổ chức, cơ quan, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện các chế độ báo cáo, thông tin phối hợp trong chỉ đạo, điều hành và quản lý dự án.

Kết luận và kiến nghị

***

Qua điều tra cơ bản về dân tộc Rơ Măm, chúng tôi xin có một số kết luận nh− sau :

- Dân tộc Rơ Măm là dân tộc có nguồn gốc lịch sử c− trú lâu đời ở vùng biên giới Việt Nam – Lào và Campuchia. Đồng bào dân tộc Rơ Măm có truyền thống đoàn kết, luôn kề vai, sát cánh cùng các dân tộc anh em trong quá trình đấu tranh dựng n−ớc và giữ n−ớc của dân tộc ta. Nhất là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, đồng bào đã tham gia tích cực và đóng góp nhiều công lao cho cách mạng.

- Ng−ời Rơ Măm có sắc thái văn hoá, ngôn ngữ riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất, đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

- Những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách, ch−ơng trình, dự án giúp đỡ đồng bào ổn định và phát

triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó cuộc sống của đồng bào đã có những thay đổi b−ớc đầu : ổn định dân c−; cơ sở hạ tầng giao thông, điện đ−ợc cải thiện; tỷ lệ đói nghèo giảm; giáo dục đ−ợc nâng cao; y tế chăm sóc sức khoẻ đ−ợc cải thiện; tập quán hủ tục đã giảm nhiều.

ii

Hiện tại đồng bào dân tộc Rơ Măm không có hiện t−ợng hôn nhân cận huyết. Sức khoẻ đồng bào ngày càng đ−ợc cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số khá cao. Đội ngũ cán bộ, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Lòng tin của đồng bào vào Đảng và chính phủ ngày càng đ−ợc củng cố.

- Tuy nhiên cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, thách thức nh− : Nguy cơ tái du canh, du c−; tái đói nghèo; khoảng cách thu nhập – mức sống ngày càng xa so với dân tộc khác; sức khỏe và tuổi thọ của đồng bào thấp xa so với cả n−ớc; văn hoá truyền thống, ngôn ngữ ngày càng mai một dần; nguy cơ mù chữ, tái mù chữ quay trở lại, chất l−ợng giáo dục còn rất thấp…

Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ đồng bào, nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản, toàn diện và mang tính bền vững lâu dài, gắn phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Rơ Măm. Năm 2004 Thủ t−ớng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Uỷ ban Dân tộc cùng uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng dự án trình các cơ quan Nhà n−ớc thẩm định, phê duyệt triển khai.

Để sớm thực hiện đ−ợc dự án, chúng tôi xin đề xuất các kiến nghị nh− sau :

- Đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các sở; ban ngành của tỉnh có kế hoạch cụ thể, huy động cán bộ tham gia, bố trí kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ dân tộc Rơ Măm .

Chỉ đạo Ban Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, lấy ý kiến của ng−ời dân, sớm hoàn chỉnh văn kiện dự án làm cơ sở triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát.

- Đề nghị Uỷ ban Dân tộc phê duyệt, lập tổ chức chỉ đạo và h−ớng dẫn thực hiện dự án từ năm 2005.

- Đề nghị các cơ quan nghiên cứu khoa học tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển, văn hoá truyền thống, dự báo những biến động, thay đổi, đ−a ra các giải pháp cụ thể, cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động cụ thể.

- Đề nghị UBND huyện Sa Thầy, xã Mo Rai lập tổ chức, phân công cán bộ thực hiện dự án.

Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể ở làng Le, trực tiếp thực hiện, quản lý các hoạt đọng dự án ở vùng đồng bào dân tộc Rơ Măm.

Dân tộc Rơ Măm là một trong số 5 dân tộc rất ít ng−ời đặc biệt khó khăn của n−ớc ta. Việc tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện cơ bản về dân tộc này là vô cùng khó khăn, bởi địa bàn quá xa xôi, cách trở, khó khăn, sử sách tài liệu ghi chép lại hầu nh− không có. Đây là lần đầu thực hiện điều tra cơ bản về dân tộc Rơ Măm, làm cơ sở để các cuộc điều tra tiếp theo. Trong t−ơng lai, cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi lâu dài và có hệ thống để có những thông tin có đầy đủ hơn về dân tộc Rơ Măm. Với thời gian, kinh phí có hạn chúng tôi mong muốn và hy vọng rằng dự án đ−a ra những thông tin cơ bản b−ớc đầu, giúp các cơ quan quản lý tham khảo, vận dụng trong thực hiện các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển kinh tế – xã hội, giúp đồng bào dân tộc Rơ Măm hoà nhập cùng sự phát triển chung của cả n−ớc./.

***** i ii

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 108 - 111)