Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém:

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 76 - 79)

II. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với đồng bào Rơ Măm

2. Đánh giá khái quát về thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với đồng bào Rơ Măm

2.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém:

Một là: Phơng thức thực hiện theo cơ chế áp đặt từ trên xuống.

Những thời gian tr−ớc đây việc thực hiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Rơ Măm chủ yếu theo ph−ơng thức áp đặt chủ quan từ trên xuống. Cán bộ các cấp trung −ơng, tỉnh, huyện nghĩ hộ đồng bào, làm thay đồng bào, không biết ng−ời dân nghĩ gì, có hợp với nguyện vọng của họ không. Chính vì vậy các chính sách, ch−ơng trình, dự án thực hiện không mang lại hiệu quả cao. Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cấp bò cho đồng bào Rơ Măm, trong khi truyền thống của họ là nuôi trâu. Theo đồng bào Rơ Măm con trâu là biểu hiện cho sức mạnh của Giàng, th−ờng đ−ợc làm con vật hiến sinh trong các nghi lễ cúng tế của làng và trong các lễ hội lớn. Hơn nữa theo tục lệ đồng bào Rơ Măm kiêng cữ không nuôi bò. Với những lý do đó, đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn trong chăn nuôi, chăm sóc, chữa bệnh cho bò, nên đồng bào dân tộc Rơ Măm đã không mấy mặn mà với việc nuôi bò. Chỉ sau một thời gian ngắn hầu nh− các gia đình đã không còn bò. Quá trình xây dựng, thực hiện ch−ơng trình, dự án không có sự tham gia của ng−ời dân, đồng bào không coi những công trình đó là của mình, không có ý thức tự giác tu sửa, chăm lo, đồng thời tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà n−ớc.

Hai là: Nhiều lĩnh vực và hạng mục đầu t cha đúng.

Do ch−a nghiên cứu, khảo sát kỹ tr−ớc khi đầu t−, đã dẫn đến tình trạng nhiều lĩnh vực, hạng mục công trình xác định ch−a đúng với đặc

điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa ph−ơng. Dự án Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn tiến hành khai hoang tổng số 14,4 ha ruộng n−ớc, nh−ng đến nay chỉ sử dụng đ−ợc 1ha. Nguyên nhân là do không đủ n−ớc về mùa khô, về mùa m−a lại thiếu công trình bảo vệ, chống lũ, không ngăn đ−ợc n−ớc lũ và cát sỏi tràn vào ruộng.

Ch−ơng trình 135 đầu t− cho xã xây đập ngăn n−ớc để cung cấp n−ớc cho ruộng, nh−ng do không khảo sát kỹ, cho nên xây dựng đập không đủ độ cao dâng n−ớc vào ruộng.

Đồng bào dân tộc Rơ Măm có truyền thống làm n−ơng rẫy hàng ngàn năm, vì thế muốn chuyển đổi ph−ơng thức canh tác sang làm lúa n−ớc, cần phải có quá trình thích nghi lâu dài và cần đ−ợc cán bộ khuyến nông h−ớng dẫn chi tiết, cầm tay chỉ việc mới làm đ−ợc. Trong khi đó dự án nặng về đầu t− các công trình, ch−a chú ý đến công tác khuyến nông, h−ớng dẫn kỹ thuật.

Một khía cạnh khác của các ch−ơng trình, dự án là đã quá thiên về hỗ trợ, bao cấp, thậm chí cả những đồ dùng sinh hoạt cho đồng bào nh−: Bát, đũa, gi−ờng, vải … Trong khi các hoạt động năng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân, thay đổi phong tục, tập quán hầu nh−

không đ−ợc chú ý triển khai.

Đầu t− kinh phí ít nh−ng lại dàn trải nhiều hạng mục, không xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, việc gì cũng đầu t−, dẫn đến đầu t− thiếu tập trung, hiệu quả đầu t− không cao.

Các ch−ơng trình, chính sách trên địa bàn chồng chéo, nhiều mục tiêu, nội dung trùng nhau và luôn thay đổi, làm cho địa ph−ơng lúng túng trong việc triển khai và thực hiện.

Ba là: Các chơng trình, dự án còn nặng về cấp phát, xin cho.

Một số chính sách, ch−ơng trình, dự án mang nặng tính chất cấp phát, trợ cấp, cho không, ch−a chú ý đến việc khơi dậy tiềm năng, tạo động lực cho phát triển. Các chính sách, ch−ơng trình, dự án thời gian qua chủ yếu cung cấp cho đồng bào nhiều công trình, nhà ở, nhiều

trang, thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, … Tuy đó là những thứ cần thiết tr−ớc mắt, nh−ng ch−a phải là các điều kiện đảm bảo cho đồng bào dân tộc Rơ Măm phát triển bền vững lâu dài. Chỉ một thời gian ngắn, tất cả các hạng mục công trình xuống cấp, đồng bào lại rơi vào tình cảnh khó khăn, các nguy cơ lại xuất hiện, cuộc sống của họ có nguy cơ trở lại nh− tr−ớc khi đầu t−. Chính từ cách làm này, đã gây t− t−ởng xin cho, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ tiếp theo, không chỉ đồng bào dân tộc Rơ Măm, mà cả một bộ phận không nhỏ cán bộ địa ph−ơng.

Bốn là: Cha chú ý đến đặc điểm văn hoá của đồng bào.

Cũng giống nh− nhiều nơi ở Tây Nguyên hiện nay, các nhà rông xây dựng bằng các ch−ơng trình, dự án ít phát huy đ−ợc tác dụng. Nguyên nhân chính là khi xây dựng ng−ời ta đã không chú ý đến đặc điểm văn hoá của đồng bào. Những ngôi nhà này, có thể là rất đẹp nh−ng lại không phải là những ngôi nhà truyền thống của họ, mà là nhà rông “văn hoá”, theo hình mẫu chung. Những ngôi nhà ở của dân, tr−ờng học, tuy đ−ợc xây dựng theo kiểu nhà sàn, nh−ng cũng không phải là những ngôi nhà truyền thống, không phù hợp với nguyện vọng của ng−ời dân…

Theo chủ tr−ơng của Nhà n−ớc, Công ty 78 của quân đội đ−ợc giao nhiệm vụ phát triển kinh tế vùng biên giới, gắn với bảo vệ quốc phòng trên địa bàn, áp dụng chính sách −u tiên đ−a ng−ời dân tại chỗ, đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc. Công ty 78 tổ chức tuyển công nhân là ng−ời dân trong xã, trong đó có đồng bào dân tộc Rơ Măm vào làm trong công ty. Hầu hết thanh niên là con em đồng bào có nguyện vọng làm công nhân. Tuy nhiên, công ty quản lý rập khuôn nh− công nhân ng−ời Kinh, vì thế chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả số công nhân là con em đồng bào dân tộc không làm đ−ợc phải bỏ về.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)