Chính sách Hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 53 - 57)

II. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với đồng bào Rơ Măm

1. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án:

1.1. Chính sách Hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn

Từ năm 1993, ngay sau khi n−ớc ta chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hoá từ bao cấp sang thực hiện các ch−ơng trình mục tiêu quốc

gia, Chính phủ đã −u tiên cho phép thực hiện Ch−ơng trình Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (sau này thành chính sách Hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn). Đây là ch−ơng trình, chính sách có ý nghĩa đặc biệt của Đảng và Nhà n−ớc ta nhằm hỗ trợ các dân tộc có số dân rất ít ng−ời, v−ợt qua hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ổn định cuộc sống, từng b−ớc v−ơn lên hoà nhập với các dân tộc anh em. Nội dung của chủ yếu chính sách này là: Hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình…Các hạng mục đ−ợc lập kế hoạch và triển khai cụ thể hoá ở các cơ sở địa ph−ơng theo từng dự án cụ thể.

Dự án hỗ trợ dân tộc Rơ Măm bắt đầu đ−ợc lập, phê duyệt và thực hiện từ năm 1993 đến năm 1995. Tổng vốn đầu t− là: 1.048,253 triệu đồng theo các hạng mục công trình chủ yếu nh− sau:

- Đ−ờng giao thông nội làng: 1,5 km, vốn đầu t− 131,034 triệu đồng

- Giếng n−ớc: Số l−ợng 06 cái, với số vốn đầu t− 17,39 triệu đồng - Khai hoang: Diện tích 14,4 ha, với vốn đầu t− 37,70 triệu đồng - Làm nhà cho dân: Số l−ợng 50 nhà, vốn đầu t− 523,96 triệu đồng - Hỗ trợ lập v−ờn: Vốn đầu t− là 20 triệu đồng

- Trồng cây công nghiệp: Diện tích 4,1 ha, vốn đầu t− 71,94 triệu đồng

- Hỗ trợ sản xuất đời sống cho 60 hộ, số vốn đầu t− 68,99 triệu đồng

- Hỗ trợ giống bò: Số l−ợng 110 con, vốn đầu t− là 167,23 triệu đồng

- Cho dân vay vốn trồng cây công nghiệp: Số vốn vay là 10,00 triệu đồng

Có thể nói dự án đã đầu t−, chu cấp toàn bộ những công cụ, vật dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào: Từ khai hoang

dùng sinh hoạt nh−: Gi−ờng tủ, bàn ghế, chăn màn, nồi niêu, ấm chén, bát đũa…Những kết quả đầu t− của dự án, đến thời điểm hiện nay:

Về nhà ở của đồng bào: Năm 1993, khi bắt đầu thực hiện dự án, đồng bào dân tộc Rơ Măm chỉ có 50 hộ gia đình. Tất cả 50 hộ gia đình này đã đ−ợc Nhà n−ớc hỗ trợ làm nhà ở. Hiện nay đa số những ngôi nhà này đã bị xuống cấp, số nhà do ng−ời dân sửa chữa và tự làm lại là 16 căn, còn lại 34 nhà đang sử dụng, nh−ng không đảm bảo an toàn. Trong đó có 18 nhà đã xuống cấp trầm trọng do mục, dột, xiêu vẹo. Năm 2004 có 6 hộ đ−ợc đền bù giải toả, do làm đ−ờng dây điện qua nhà, bằng nguồn tiền này, một số hộ đã cải tạo, tu sủa lại ngôi nhà đã đ−ợc hỗ trợ tr−ớc đây. Một số khác đang chuẩn bị tiến hành sửa lại nhà.

Đến nay, dân số dân tộc Rơ Măm đã gia tăng nhanh, số hộ gia đình cũng đã tăng lên đến 85 hộ. Nh−ng tổng số nhà ở hiện tại của đồng bào, kể cả nhà do Nhà n−ớc hỗ trợ, nhà do đồng bào tự làm, mới có 59 nhà, còn lại 26 hộ không có nhà riêng, đang phải sống chung với hộ khác. Một số ngôi nhà hiện có đến 3 hộ sống chung. Trong tổng số 59 nhà thì chỉ có 1 hộ có nhà xây cấp 4, còn lại là nhà sàn ghép bằng ván gỗ, lợp ngói hoặc phe rô xi măng.

Về trồng trọt, tổng diện tích đất trồng trọt của đồng bào hiện nay là 149,14 ha, chiếm hơn 5,2% diện tích đất nông nghiệp trên toàn xã. Tính bình quân đất sản xuất cho 1 hộ là 1,7 ha. Bao gồm các loại đất sau:

+ Lúa n−ớc: 1 ha + Lúa rẫy: 63,14 ha. + Sắn: 81 ha.

+ Diện tích cây dứa: 4 ha.

Trong đó chủ yếu là diện tích trồng lúa rẫy 63,14 ha, chiếm tỷ lệ 42,33% và diện tích rẫy trồng sắn 81 ha, chiếm tỷ lệ 54,31%.

Hiện nay làng Le đã có 4 hộ gia đình sản xuất lúa ruộng, với tổng diện tích hơn 1 ha. Đó là gia đình đồng chí A Dói, bí th− làng Le; gia đình thầy giáo A Blong, hiệu tr−ởng tr−ờng phổ thông cơ sở xã Mo Rai; gia đình anh A Tý, cán bộ t− pháp xã; gia đình A Ren, Tr−ởng thôn (làng Le). Những ng−ời này đều là cán bộ, đảng viên, tri thức của dân tộc, g−ơng mẫu, đi đầu trong phong trào làm lúa n−ớc. Với những hiệu quả kinh tế, xã hội cụ thể từ việc trồng lúa n−ớc của các hộ gia đình mang lại, đến nay dân làng đã thay đổi nhận thức. Trong quá trình điều tra, khi họp với dân, tất cả các hộ gia đình đồng bào dân tộc Rơ Măm đều có nguyện vọng, mong muốn Nhà n−ớc khai hoang, giao đất cho dân để làm ruộng n−ớc.

Công cụ sản xuất của đồng bào còn rất thô sơ. Những công cụ chủ yếu là: Dao, rựa, cuốc,… do đồng bào tự chế tạo. Hiện tại cả làng Le chỉ có một máy tuốt lúa đạp chân của nhà ông bí th− thôn.

Với thế mạnh về diện tích đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày phát triển. Trên địa bàn Công ty 78 của quân đội trồng cao su b−ớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đ−ợc đánh giá là không kém so với Gia Lai. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa ph−ơng cần phối hợp với Công ty quân đội h−ớng dẫn đồng bào trồng thí điểm, làm quen với kỹ thuật chăm bón và từ đó đ−a vào trồng đại trà.

Về chăn nuôi, đến nay tổng đàn gia súc của đồng bào dân tộc Rơ Măm là 55 con. Trong đó: Trâu 17 con, bò 19 con, lợn 19 con. Các loại gia cầm hầu nh− không có do bệnh dịch th−ờng xuyên xảy ra. Tính bình quân 3 hộ có 1 con trâu (hoặc bò). Chỉ có 23 hộ chiếm 27,1% tổng số hộ có chăn nuôi, nh−ng qui mô còn rất nhỏ lẻ. Đồng bào nuôi trâu, bò, lợn, gà chủ yếu là thả rông không có chuồng trại. Mục đích chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho lễ hội và cúng bái, mang tính tự cung tự cấp trong gia đình, không phải để bán, ch−a trở thành hàng hoá. Với thế mạnh về diện tích rừng, đồng cỏ chăn thả, chăn nuôi trâu,

triển chăn nuôi, cán bộ khuyến nông của xã cần h−ớng dẫn, tập huấn cho đồng bào kỹ thuật chăn nuôi và tăng c−ờng công tác thú y, tuyên truyền, vận động phòng tránh bệnh dịch cho lợn, gà và gia súc, gia cầm.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)