tự nhiên, văn hoá truyền thống của đồng bào Rơ Măm đã và đang mai một, mất dần. Nghề dệt vải, cách ăn mặc (đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố), trang sức (vòng tai, vòng tay), cà răng, nhạc cụ truyền thống nh− cồng, chiêng đang mất dần.
Trong cuộc sống hiện nay thay vì đến nhà rông sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đồng bào đến nhà bí th− chi bộ, hoặc những nhà có ti vi, để xem.
Khi chứng kiến các buổi tập văn nghệ của thanh niên, chúng tôi thật ngạc nhiên là đội văn nghệ làng Le hiện nay th−ờng tập và biểu diễn những bài hát mới của dân tộc Kinh, không có tiết mục văn nghệ nào mang tính truyền thống của dân tộc Rơ Măm. Rất ít thanh niên dân tộc Rơ Măm biết đánh cồng chiêng truyền thống.
Hiện tại đồng bào vẫn dùng tiếng nói của dân tộc mình, nh−ng tr−ớc sự phát triển, giao l−u kinh tế – xã hội trên địa bàn, nhiều ng−ời đã dần quên hẳn tiếng dân tộc Rơ Măm. Ngay vị đại biểu quốc hội là ng−ời Rơ Măm, đến nay cũng không còn nói đ−ợc tiếng dân tộc Rơ Măm.
Nhà cửa của đồng bào từ nhà rông đến nhà ở đã thay đổi, không còn là ngôi nhà truyền thống của dân tộc Rơ Măm nữa. Xu h−ớng biến động, thay đổi vẫn đang tiếp diễn mạnh. Nhiều gia đình đồng bào Rơ Măm mới tách hộ, đã làm nhà lợp ngói pheroximăng, nền láng xi măng, hoàn toàn giống nhà của ng−ời Kinh. Hầu hết đồng bào đang kiến nghị sửa lại nhà theo kiểu nhà của ng−ời dân tộc Kinh.
- Nguy cơ tái mù chữ trở lại : Vừa qua những ng−ời trong độ tuổi xoá mù chữ, đã đ−ợc học xoá mù chữ, nhiều ng−ời đã thoát mù. tuổi xoá mù chữ, đã đ−ợc học xoá mù chữ, nhiều ng−ời đã thoát mù. Tuy nhiên trong điều kiện không có sách, báo, ít sử dụng chữ viết th−ờng xuyên, nguy cơ tái mù chữ trở lại là thực tế đang diễn ra. Hiện tại số ng−ời đang ở diện ranh giới giữa mù chữ và thoát chữ trong đồng bào dân tộc Rơ Măm là rất lớn.
Nhìn chung, qua điều tra cho thấy cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, một số kết quả đạt đ−ợc ch−a bền vững, nguy cơ quay lại sản xuất, đời sống nh− tr−ớc kia, khoảng cách thu nhập, mức sống ngày càng cách xa so với các dân tộc khác… Vì thế rất cần tiếp tục thực hiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án hỗ trợ, giúp đỡ đối với
Phần thứ ba
Một số giải pháp bảo tồn và phát triển dân tộc Rơ Măm
***
Thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc Rơ Măm thời gian qua, khẳng định những kết quả đạt đ−ợc mới chỉ là b−ớc đầu. Nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ đang còn hiện hữu cần phải giải quyết. Qua các cuộc trao đổi, thảo luận với các nhà khoa học, quản lý, các ý kiến đều đi đến thống nhất là để phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện, bền vững, giúp đồng bào dân tộc Rơ Măm hoà nhập cùng tiến trình đi lên của cả n−ớc, giữ gìn đ−ợc bản sắc văn hoá dân tộc, thì Nhà n−ớc cần tiếp tục thực hiện dự án : “ Bảo tồn và phát triển dân tộc Rơ Măm”.
Đây là một dự án mang ý nghĩa chính trị rất lớn, nhằm hỗ trợ giúp đỡ một dân tộc có công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, góp phần củng cố vùng biên giới của tổ quốc, ngã ba đông d−ơng vững chắc, đồng thời còn mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà n−ớc ta.
Tuy nhiên, thực hiện dự án này cần phải đổi mới cách làm, khắc phục những tồn tại của các ch−ơng trình, dự án tr−ớc đây. Qua nghiên cứu tổng kết các dự án đã thực hiện ở các dân tộc đặc biệt khó khăn. Sau khi điều tra, nghiên cứu tình hình thực hiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với dân tộc Rơ Măm, chúng tôi cho rằng cần quán triệt những nguyên tắc thực hiện dự án “ Bảo tồn và phát triển dân tộc Rơ Măm” nh− sau :