Các ch−ơng trình, chính sách giáo dục:

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 65 - 67)

II. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với đồng bào Rơ Măm

1. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án:

1.8. Các ch−ơng trình, chính sách giáo dục:

Cũng nh− các học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, con em đồng bào dân tộc Rơ Măm đ−ợc h−ởng nhiều chính sách −u đãi: Các em đ−ợc cấp phát không thu tiền tất cả dụng cụ học

tập, sách, vở, bút, khăn quàng đỏ, cặp đựng đồ dùng học tập và miễn đóng tiền học phí, tiền xây dựng tr−ờng…

Theo báo cáo của địa ph−ơng, hầu hết con em đồng bào dân tộc Rơ Măm đã đ−ợc đến tr−ờng. Hiện nay toàn dân tộc Rơ Măm có 120 học sinh, chiếm tỷ lệ 34,58 % tổng số dân. Trong đó: Mầm non: 17 em; tiểu học có 55 em; trung học cơ sở có 37 em; trung học phổ thông có 11 em. Hiện tại, làng Le đã tổ chức 3 lớp học tại làng (lớp 1, lớp 2 và lớp 3) cho con em đồng bào dân tộc Rơ Măm và các dân tộc khác của các làng lân cận. Tại trung tâm xã Mo Rai đã xây dựng đ−ợc tr−ờng phổ thông cơ sở, với đầy đủ các lớp học lên đến lớp 7. Đội ngũ giáo viên đ−ợc đào tạo cơ bản từ các tr−ờng s− phạm tỉnh. Nhiều giáo viên là ng−ời dân tộc Rơ Măm. Trong đó hiệu tr−ởng nhà tr−ờng là ông A Blong là ng−ời Rơ Măm, hiện đang sinh sống tại làng Le. Một số giáo viên đ−ợc tỉnh, huyện tăng c−ờng, bổ sung từ thị xã, các huyện khác đến, đảm bảo đủ số l−ợng. Thực hiện chính sách cử tuyển, đi học tr−ờng dân tộc nội trú, đã có nhiều con em đồng bào dân tộc Rơ Măm đ−ợc đi học các cấp học cao hơn ở tỉnh, huyện. Theo số liệu của cán bộ thôn, hiện tại có 1 em đi học tr−ờng thiếu sinh quân của TW ở Gia Lai, 2 em đi học tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Kon Tum, 20 em đang học tại tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy. Tất cả những học sinh này đều đ−ợc h−ởng các chế độ đặc biệt của Nhà n−ớc, hoàn toàn đ−ợc nuôi, ăn, ở nội trú tại tr−ờng…Đây là nguồn đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ là ng−ời dân tộc Rơ Măm trong t−ơng lai.

Về công tác xoá mù chữ:

Các đối t−ợng thuộc diện xoá mù chữ (tuổi từ 15 đến 35): Toàn xã Mo Rai có 547 ng−ời, số ng−ời biết chữ 344 ng−ời, chiếm tỷ lệ 62,88 %. Dân tộc Rơ Măm có 110 ng−ời thuộc diện xoá mù chữ, biết chữ 98 ng−ời, chiếm tỷ lệ 89,09 %. Số còn lại là 12 ng−ời đang học xoá mù chữ tai địa ph−ơng. Tuy nhiên việc thực hiện xóa mù chữ đối với đồng bào chất l−ợng ch−a cao. Rất nhiều ng−ời đã đ−ợc học xong lớp xóa

mù, nh−ng sau một thời gian ngắn lại tái mù. Đối với họ viết chữ vẫn còn rất khó khăn, th−ờng là chỉ biết ký tên của mình.

Những đối t−ợng không thuộc diện xoá mù có độ tuổi từ 36 tuổi trở lên. Toàn xã có 532 ng−ời, mù chữ 344 ng−ời, chiếm tỷ lệ 18,92% dân số toàn xã. Dân tộc Rơ Măm có 85 ng−ời, mù chữ 49 ng−ời, chiếm tỷ lệ 57,64% tổng số dân số toàn dân tộc.

Nhìn chung, công tác xoá mù chữ đối với dân tộc Rơ Măm đã đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc quan tâm. Tuy nhiên đến nay chất l−ợng của những lớp xoá mù chữ còn ch−a cao, tái mù chữ còn khá phổ biến. Tỷ lệ ng−ời lớn mù chữ của dân tộc Rơ Măm còn rất cao, nh−ng do họ không thuộc diện xoá mù chữ, trong độ tuổi. Vì vậy những ng−ời này khó có điều kiện đ−ợc học tập, trình độ giáo dục thấp sẽ khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)