Đặc điểm văn hoá

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 37 - 47)

I. đặc điểm cơ bản của dân tộc Rơ Măm:

3. Đặc điểm văn hoá

Trang phục, trang sức:

Trang phục truyền thống của phụ nữ Rơ Măm là váy và áo ngắn tay. Váy dài đến chân hay chỉ quá gối một chút. Khác với phụ nữ các dân tộc phía Bắc, váy truyền thống của phụ nữ Rơ Măm chỉ là một tấm vải quấn quanh ng−ời, không trang trí hoa văn. Đàn ông mặc khố, vạt tr−ớc dài gần đến đầu gối, vạt sau dài tới ống chân3. Nhìn chung, do ch−a biết dệt chỉ màu, ch−a biết thêu, nên váy và khố của ng−ời Rơ Măm phần nhiều chỉ là màu trắng.

Đàn bà, con gái thích đeo vòng tai, ngoài ra nam, nữ đều thích đeo vòng tay, vòng cổ bằng hạt c−ờm. Tr−ớc kia, đồng bào có tục lệ tất cả mọi ng−ời, không phân biệt nam, nữ đến tuổi thành niên phải cà răng ở hàm trên (4 hoặc 6 chiếc). Tục cà răng, căng tai tr−ớc đây đ−ợc thực hiện nh− một hình thức bắt buộc, nh−ng ngày nay phong tục này hầu hết đã không còn.

Ngày nay trang phục, đồ trang sức truyền thống của đồng bào nh−: Váy, áo, khố, vòng đeo tai, vòng cổ bằng hạt c−ờm,…còn rất ít và đang dần mai một. Theo điều tra của chúng tôi, tỷ lệ ng−ời dân Rơ Măm trong làng Le sử dụng quần áo và các đồ trang sức nh− ng−ời kinh là 58,8%. Số ng−ời sử dụng trang phục dân tộc chỉ còn rất ít, chủ yếu là ng−ời già và phụ nữ trung niên. Trong các dịp lễ hội cũng chỉ có 45,9% số ng−ời mặc trang phục và đồ trang sức truyền thống. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do ảnh h−ởng của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, giao l−u văn hóa, một phần do nghề dệt truyền thống của đồng bào hiện nay hầu nh− đã không còn.

Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của dân tộc Rơ Măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ảnh h−ởng nhiều yếu tố ngôn ngữ Khơ me, đồng thời gần gũi với một số nhóm ngôn ngữ địa ph−ơng của các dân tộc Sê Đăng, Hà Lăng, K’Dong… Hiện nay, trong cuộc sống hàng ngày đồng bào Rơ Măm vẫn còn sử dụng th−ờng xuyên tiếng nói của dân tộc mình. Theo kết quả điều tra cho thấy trong cuộc sống gia đình có tới 96,2% số ng−ời sử dụng ngôn ngữ của dân tộc. Tỷ lệ đồng bào sử dụng tiếng dân tộc Rơ Măm để giao tiếp, trao đổi trong làng, xã là 84,7%. Tuy với số dân rất ít ỏi, lại sống gần, đan xen với các dân tộc khác, nh−ng ngôn ngữ của đồng bào Rơ Măm lại không bị mất đi. Đây là điều rất đặc biệt của đồng bào Rơ Măm, so với nhiều dân tộc rất ít ng−ời khác. Chúng tôi cho rằng hiện t−ợng này cần đ−ợc nghiên cứu sâu và kỹ càng, để lý giải và có những giải pháp bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số rất ít ng−ời. Do có quan hệ nhiều với các dân tộc láng giềng, đồng bào Rơ Măm còn sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ nh−: Hà Lăng, Gia rai, Ê đê, Brâu và Lào… Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở trong vùng giải phóng đồng bào đ−ợc tiếp xúc nhiều với bộ đội, cán bộ, gần đây họ còn đ−ợc giao l−u nhiều với dân tộc Kinh, nên đa số đồng bào còn nói thạo tiếng phổ thông. Nhiều ng−ời Rơ Măm biết và sử dụng thành thạo tới 6 ngôn ngữ khác nhau. Theo số liệu điều tra của dự án, 74,1% ng−ời Rơ Măm biết sử dụng thành thạo tiếng phổ thông và tiếng các dân tộc khác trong vùng. Trong khi đó các dân tộc khác trong vùng ít ng−ời biết tiếng của dân tộc Rơ Măm.

Các phong tục, tập quán:

Sinh đẻ: Quan niệm của đồng bào Rơ Măm cho rằng nếu ng−ời phụ nữ sinh đẻ trong ngôi nhà đang ở, sẽ làm cho ngôi nhà bị ô uế. Vì thế, theo tục lệ của ng−ời Rơ Măm, phụ nữ không đ−ợc đẻ ở trong nhà. Trong quá trình sinh đẻ, họ th−ờng phải đẻ ở trong một cái lều nhỏ đ−ợc dựng tạm ngoài v−ờn, phía sau nhà. Sau khi đẻ, mẹ và con đ−ợc tắm rửa cẩn thận, rồi mới đ−ợc vào nhà. Th−ờng thì họ tự đẻ, trong một

số tr−ờng hợp có ng−ời nhà hay bà mụ giúp đỡ. Đồng bào không chôn nhau thai d−ới gầm sàn, hay treo lên cây, mà chôn xa trong rừng.

Sau khi sinh đẻ họ sẽ cúng cho đứa trẻ sơ sinh. Bằng việc đập một núm quả bầu (bầu uống n−ớc) và một quả trứng (gà hoặc vịt) cũng đập vỡ một đầu, để cúng cho đứa bé vừa mới chào đời đ−ợc sức khỏe, thông minh, may mắn. Trong tr−ờng hợp nếu có sản phụ không may đẻ rơi trong nhà chính, thì gia chủ phải lo sắm lễ vật gồm 1 con gà, 1 ghè r−ợu, rồi mời thầy cúng làm lễ tạ lỗi. Mục đích nhằm tránh sự trừng phạt của các thần linh trong nhà. Nếu gia đình nào không làm lễ, theo quan niệm, sẽ bị các thần linh gây ra đau ốm, bệnh tật, súc vật trong nhà không phát triển đ−ợc, mùa màng bị thất thu…Vấn đề này gắn liền với quan niệm về sự trong sạch đối với các đấng linh thiêng có nhiệm vụ cứu giúp, bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc cho mọi thành viên, đ−ợc gia đình tôn thờ, coi trọng. Cho nên, đối với dân tộc Rơ Măm, nếu bất cứ ai là vợ, con dâu, con gái sinh đẻ trong nhà đều bị coi là vi phạm đến nguyên tắc kiêng cữ của phong tục.

Ngày nay, tục lệ này vẫn còn ăn sâu trong đời sống cộng đồng. Qua tổng hợp kết quả các phiếu chúng tôi đã điều tra, số liệu thống kê cho thấy có đến 58,8% số ng−ời đ−ợc hỏi cho là nên sinh con ở cạnh hay gầm nhà.

Ng−ời phụ nữ Rơ Măm có tục lệ, thói quen đẻ quỳ. Ngày nay, tục lệ này vẫn còn phổ biến, mặc dù xã có trạm y tế, nh−ng ít khi họ đến đó để đẻ, mà vẫn đẻ ở nhà theo những tục lệ truyền thống.

Theo TS. Nguyễn Thế Huệ, một lý do quan trọng kiến các phụ nữ Rơ Măm không đến trạm xá đẻ là do đồng bào có tập quán đẻ quỳ. Theo họ nếu đến trạm y tế lại phải nằm đẻ trên bàn “đẻ kiểu ng−ời Việt”(theo cách nói của đồng bào). Khi đ−ợc hỏi, một số phụ nữ Rơ Măm cho biết là họ rất khó thay đổi thói quen này. Chỉ trừ tr−ờng hợp thai nhi bị rau cuốn cổ hay ngôi ng−ợc, không thể đẻ bình th−ờng và bà mụ cũng không thể đỡ đ−ợc thì khi đó mới trông cậy đến cán bộ trạm y tế xã.

Khi gia đình nào có ng−ời đau ốm, hay đặc biệt là các bà mẹ mang thai có hiện t−ợng “đau thai”(tức động thai), gia đình hoặc chồng lấy lá rừng, những cây thuốc truyền thống hoặc bắp chuối rừng còn non nấu nên để uống. Hiện nay mặc dù điều kiện y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào nói chung và với phụ nữ và trẻ em nói riêng đã đ−ợc cải thiện đáng kể, nh−ng trong những tr−ờng hợp ốm đau, bệnh tật, họ vẫn tự chữa bằng thuốc truyền thống, đồng bào vẫn còn làm lễ cúng để đuổi con ma đi.

Trong hoàn cảnh cuộc sống của đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn lại thiếu hiểu biết về việc chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ, việc ăn, uống kiêng khem, không đảm bảo dinh d−ỡng trong thời gian mang thai, sinh đẻ và điều kiện lao động nặng nhọc đã khiến cho nhiều sản phụ gầy yếu ảnh h−ởng không tốt đến việc nuôi con. Mặc dù qua nhiều năm đã định canh, định c−, đ−ợc chính quyền tuyên truyền, vận động, thực hiện ch−ơng trình dân số- kế hoạch hóia gia đình, nâng cao chất l−ợng dân số, thực hiện tiêm vắc xin phòng cho bà mẹ và trẻ em, …nh−ng cho đến nay, tập tục sinh đẻ và nuôi con trong đồng bào Rơ Măm vẫn theo thói quen cổ truyền.

Ng−ời Rơ Măm không quan niệm đẻ sinh đôi là dị dạng. Vì thế họ vẫn nuôi và chăm sóc những đứa con sinh đôi bình th−ờng. Khi trẻ sinh ra, ng−ời ta phải chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đặt tên. Th−ờng ông, bà hay bố, mẹ đặt tên cho cháu. Theo phong tục, họ kiêng đặt tên con trùng với tên ng−ời cùng làng.

Ng−ời Rơ Măm vẫn còn tồn tại một phong tục khá đặc biệt là: Trong khi sinh ng−ời mẹ chẳng may bị chết, họ th−ờng đem chôn theo cả đứa trẻ sơ sinh. Điêù này đ−ợc đồng bào giải thích là : “Làm thế, để con ma không về quấy quả gia đình có ng−ời chết”. Để từ bỏ tập tục này, bộ đội biên phòng đã có những hoạt động tuyên truyền vận động. Đồng thời nắm tình hình, nếu có tr−ờng hợp ng−ời mẹ chết khi sinh con, bộ đội kịp thời đến xin lại cháu bé về nuôi. Trong hai năm 2002,

Rơ Măm, có ng−ời mẹ chết trong khi sinh và chuyển ra trại trẻ mồ côi nuôi d−ỡng.

Theo tục lệ của đồng bào Rơ Măm, nếu trẻ sơ sinh vừa đẻ ra bị chết ngay ng−ời ta không chôn chúng ở nghĩa địa trong làng. Họ coi đó là chết xấu, “đứa trẻ ch−a thành ng−ời ” nên chỉ đem chôn trong rừng.

Nhìn chung những phong tục, tập quán sinh đẻ của đồng bào Rơ Măm còn khá nặng nề. Những yếu tố này ảnh h−ởng không tốt đến sức khoẻ của ng−ời mẹ và trẻ sơ sinh.

Tang ma: Theo phong tục, ng−ời Rơ Măm không quàn ng−ời chết trong nhà. Khi có ng−ời chết, họ khiêng để ra ngoài, phía tr−ớc nhà, đặt đầu h−ớng vào nhà (để mặt không nhìn vào nhà). Ng−ời Rơ Măm chỉ l−u ng−ời chết tới 2 ngày, để thực hiện các nghi lễ sau đó đem đi mai táng theo hình thức địa táng. Nghĩa địa của ng−ời Rơ Măm th−ờng ở phía Tây, cách làng không xa lắm. Đồng bào không bao gìơ chọn nghĩa địa ở phía Đông vì họ sợ cái chết sẽ “đi” qua làng, khi mặt trời mọc từ Đông sang Tây. Các mả xếp đặt trật tự, đầu mả đặt sao cho mặt ng−ời chết không nhìn vào làng, để tránh những điều không tốt cho làng. Ng−ời Rơ Măm quan niệm làm nh− vậy, để linh hồn ng−ời chết sẽ không biết đ−ờng tìm về làng, quấy phá ng−ời sống. Mỗi mả chôn một ng−ời, nh−ng cũng có không ít tr−ờng hợp, ng−ời ta chôn chung hai, ba ng−ời nh− ng−ời Gia rai, hoặc ng−ời Ba na. Những mả tập thể th−ờng gồm một đôi vợ chồng hoặc bố, mẹ và con cái, hai anh em ruột chết thời gian gần nhau. Những ng−ời chết “bất đắc kỳ tử” nh−: Ngã cây, hổ vồ, chết đuối… đều không đ−ợc chôn vào nghĩa địa. Họ quan niệm hồn của ng−ời chết độc sẽ biến thành ma ác và luôn ám ảnh mọi ng−ời4.

Đồng bào dân tộc Rơ Măm thờ cúng ng−ời đã chết ở nhà mồ (hay còn gọi là nhà mả). Nhà mồ đ−ợc coi nh− nơi trú ngụ của linh hồn

ng−ời đã khuất, nên đ−ợc làm rất công phu và cẩn thận. Nhà mồ đ−ợc dựng với các cột gỗ trạm trổ đục đẽo hình t−ợng ng−ời và các loài vật dựng xung quanh. Trong thời gian khoảng từ 1 đến 3 năm tr−ớc khi làm lễ bỏ mả, ng−ời chết đ−ợc đồng bào thờ cúng chu đáo, thông qua việc mang cơm ra mộ. Với dân tộc Rơ Măm cũng nh− các dân tộc khác ở Tây Nguyên, lễ bỏ mả là một trong những nghi lễ quan trọng, đ−ợc tổ chức linh đình với sự tham gia của đội cồng chiêng và đội múa xoang. Lễ bỏ mả đ−ợc cho là lễ đánh dấu sự chia cắt vĩnh viễn giữa ng−ời đã khuất với những thành viên trong gia đình. Sau khi làm lễ bỏ mả, gia đình sẽ không thờ cúng cũng nh− sửa sang ngôi mộ nữa.

Tín ngỡng, ng−ời Rơ Măm tin rằng các loài vật, cỏ cây, con ng−ời đều có hồn. Khi ng−ời chết hồn sẽ biến thành ma (đrô). Tiếng Rơ Măm gọi hồn là phu gết. Đồng bào Rơ Măm cũng th−ờng hay tin vào một số điềm báo của những con vật xung quanh, đặc biệt là con chim. Tr−ớc đây khi đi rẫy thấy con chim hót ở hai bên đ−ờng đi là họ về không đi làm nữa. Hoặc khi làm nhà thấy con chim hót họ cũng không làm nhà…

Trong tín ng−ỡng dân gian, những nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhất với đồng bào, gắn liền với đời sống kinh tế n−ơng rẫy. Đó là một hệ thống những nghi lễ đ−ợc tiến hành liên tục từ khi đốt rẫy, tới khi thu hoạch, chủ yếu nhằm cúng thần lúa

Giàng Xri. Chơi xic là lệ cúng sau khi đốt rẫy với lễ vật hiến tế là gà, r−ợu. ét choi may là cúng gieo, trồng lúa. Hôm đó, chủ gia đình trỉa t−ợng tr−ng một nắm lúa ở khoảnh đất đầu lối vào rẫy. Sau đó cắm ống r−ợu hoa với máu heo hay gà và rắc ít gan, thịt con vật hiến tế thần ở chung quanh ống r−ợu đó, cúng mời Giàng Xri về bảo vệ rẫy lúa, cầu xin một vụ mùa tốt t−ơi. Khi lúa lên đòng phải cúng ở cả trên n−ơng và ở nhà. Xét là lễ cúng tr−ớc khi suốt lúa. Vì đồng bào trồng nhiều loại lúa, nên th−ờng cúng 2 lần, lần đầu cúng lúa sớm, lần sau cúng lúa muộn. Trong lễ cúng xin suốt lúa sớm (ét sét may), bà chủ gia đình

cúng thần. Lễ vật ngoài cơm mới, còn có một ché r−ợu hoà tiết lợn hay gà, tim, gan luộc chín đ−ợc thái nhỏ xếp xung quanh ché r−ợu đó. Chỉ con cháu trong nhà mới đ−ợc ăn cơm mới. Lễ cúng suốt lúa muộn th−ờng làm to hơn, vui hơn lễ cúng lúa sớm, có lẽ lúa muộn là giống lúa chính, cho thu hoạch nhiều nhất trong năm. Giống nh− các dân tộc khác ở Tây Nguyên, hệ thống các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp của đồng bào vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nó mang nặng dấu ấn của một nền sản xuất nông nghiệp n−ơng rẫy tự nhiên, con ng−ời phụ thuộc hoàn toàn vào các thế lực tự nhiên, mong muốn đ−ợc thế lực tự nhiên che chở giúp đỡ.

Cấu trúc buôn, làng, kiến trúc nhà cửa:

Cấu trúc buôn làng, cũng nh− các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Rơ Măm sống quần c− tập trung thành từng làng. Trong làng th−ờng chỉ có một dân tộc, ít khi họ ở chung, xen ghép với dân tộc khác. Làng của ng−ời Rơ Măm gọi là đê. Đồng bào th−ờng chọn khu đất bằng, gần sông suối để dựng làng. Vị trí của làng th−ờng đ−ợc đồng bào chọn lựa cẩn thận, vừa phải thoáng đãng, phong quang, gần nơi làm n−ơng rẫy, nh−ng lại phải đảm bảo cả về bảo vệ an ninh cho cả cộng đồng.

Theo cách phân loại của TS. L−u Hùng, làng ng−ời Rơ Măm thuộc dạng làng hình bầu dục, hình vành khuyên, hoặc còn gọi là làng hình tổ chim. Đặc điểm cấu trúc hình thái của nó là các nhà ở của dân làng đứng hàng một, tạo thành đ−ờng vòng hình bầu dục, hoặc hình khuyên, h−ớng vào ngôi nhà rông ở giữa làng. Quanh nhà rông là một khoảng đất bằng phẳng rộng rãi đ−ợc làm sân chung của làng. Chung quanh làng Rơ Măm có rào dậu cẩn thận, nhằm chống kẻ thù hoặc thú dữ tiến công. Hàng rào của làng đ−ợc làm cẩn thận, bằng tre, nứa, gỗ ken dày từ 2 đến 3 lớp chắc chắn, có độ cao khoảng 1,8 đến 2,0 m. Cổng làng có cánh cửa bằng gỗ dày rất chắc chắn, trên cổng có chỗ để dân làng canh phòng và ở đó có thể tiêu diệt đ−ợc đối ph−ơng.

Ngày nay, kiểu làng nh− thế này không còn nữa, nh−ng những ng−ời già vẫn còn nhớ cách bố trí nhà ở, hình thái làng truyền thống của họ.

(Xin xem sơ đồ kèm theo)

Hàng rào

Nhà dân n

N.Rông

Cổng làng

Hình vẽ: Sơ đồ bố trí làng ng−ời Rơ Măm

Không gian sinh tồn của làng còn nhiều bộ phận khác nữa nh−: Phải có đất, rừng đủ để canh tác, khai thác vật liệu thảo mộc, các lâm thổ sản và có chỗ để chôn ng−ời chết. Đồng thời cũng phải có khu

chăn thả nuôi trâu, bò, các loại gia súc khác theo lối thả rông, có sông, suối để đánh bắt cá, tôm… Mỗi làng có ranh giới riêng đ−ợc quy định rõ ràng, đồng bào Rơ Măm sống theo ph−ơng thức canh tác n−ơng rẫy, vì thế diện tích của làng th−ờng rất rộng, bao chiếm khoảng không gian lớn, gồm nhiều dạng địa hình khác nhau, phục vụ nhu cầu đa

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)