Có sự tham gia của ng−ời dân trong tất cả các khâu của dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 90 - 92)

động cụ thể phải dựa trên những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn chắc chắn. Yêu cầu từ khâu xây dựng văn bản dự án đến tổ chức triển khai phải nghiên cứu kỹ những vấn đề lý thuyết, cơ sở khoa học và thực tiễn; phải đảm bảo những cây trồng, vật nuôi hoặc các công trình xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào sinh sống. Hết sức tránh tình trạnh không nghiên cứu, khảo sát thực tế cụ thể, chỉ căn cứ vào những suy đoán từ các cấp trung −ơng, tỉnh, huyện, rồi cứ thế đầu t−, thực hiện.

- Có sự tham gia của ng−ời dân trong tất cả các khâu của dự án án

Dự án bảo tồn và phát triển dân tộc Rơ Măm không có mục tiêu nào khác là giúp đỡ, chăm lo cho đồng bào. Ng−ời thụ h−ởng các chính sách là đồng bào dân tộc Rơ Măm. Để kết quả của dự án đ−ợc ng−ời dân chấp nhận, phát huy, phát triển lâu dài, bền vững cần phải phù hợp với nguyện vọng, với trình độ và khả năng tiếp thu của đồng bào dân tộc. Tuyệt đối tránh cách làm áp đặt, suy nghĩ chủ quan một chiều từ trên xuống d−ới.

Cần huy động sự tham gia của ng−ời dân trực tiếp vào tất cả các khâu trong tiến trình xây dựng, thực hiện của dự án. Qua đó để họ đóng góp tham gia vào dự án, từng b−ớc tiếp thu và có tinh thần trách nhiệm duy trì những kết quả đó.

Qua sự tham gia của ng−ời dân, phát huy tinh thần chủ động trong kiểm tra, giám sát thực hiện dự án.

- Coi trọng yếu tố văn hóa trong thực hiện dự án

Dân tộc Rơ Măm cũng nh− các dân tộc khác có nhiều nét văn hoá riêng độc đáo cần phải đ−ợc tôn trọng khi thực hiện dự án. Cần nghiên cứu kỹ, thận trọng để tránh xảy ra các xung đột giữa những cái mới đ−a vào và những phong tục, tập quán truyền thống của họ. Các

hoạt động phát triển của dự án phải góp phần làm phong phú, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, và tinh thần của đồng bào.

- Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

Cũng giống nh− các dự án khác ở vùng dân tộc và miền núi, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển là việc làm khó khăn. Cần tính toán xem xét thận trọng để tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống đồng bào, nh−ng vẫn không làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời ngay trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống của đồng bào cũng phải xem xét, lựa chọn bảo tồn có chọn lọc. Bảo tồn những giá trị văn hoá không cản trở tiến trình phát triển đi lên của dân tộc, đẩy mạnh sản xuất, mang lại thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào. Tránh tình trạng bảo tồn tràn lan cả những tập tục lạc hậu, ảnh h−ởng đến cuộc sống, sức khoẻ đồng bào. Nh−ng cũng tránh suy nghĩ cực đoan của một số ng−ời cho rằng tất cả văn hoá truyền thống của đồng bào đều là lỗi thời, lạc hậu, dẫn đến cách làm phủ định sạch trơn, xoá bỏ toàn bộ.

- Coi trọng việc nâng cao năng lực cho cán bộ và ng−ời dân

Kinh nghiệm các dự án thời gian qua đã khẳng định, nếu không nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo cho cán bộ và năng lực thực hiện của ng−ời dân, thì kết quả dự án không thể bền vững. Khi cán bộ dự án về thì kết quả dự án cũng đi theo, không thể tiếp tục duy trì và phát triển lâu dài. Nâng cao năng lực phải xác định là một nội dung nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, ý chí v−ơn lên thoát khỏi đói nghèo, tránh t− t−ởng ỷ lại trông chờ vào Nhà n−ớc.

- Thực hiện dự án đòi hỏi kiên trì, lâu dài, không nóng vội

Thói quen, nếp sống, cách nghĩ đã ăn sâu trong tiềm thức hàng ngàn năm của đồng bào không dễ thay đổi trong ngày một, ngày hai, vì vậy trong thực hiện dự án cần phải tiến hành liên tục, kiên trì trong nhiều năm. Cần khắc phục t− t−ởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, muốn thay đổi ngay trong thời gian ngắn, duy ý chí.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 90 - 92)