Dự án Bảo vệ và phát triển rừng:

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 63 - 65)

II. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án đối với đồng bào Rơ Măm

1. Tình hình thựchiện các chính sách, ch−ơng trình, dự án:

1.6. Dự án Bảo vệ và phát triển rừng:

Thực hiện dự án Bảo vệ và phát triển rừng của Nhà n−ớc, đến nay đã có 77 hộ đồng bào dân tộc Rơ Măm đ−ợc ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng. Bình quân mỗi hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ vào khoảng 30 ha rừng. Mỗi ha nhận khoán bảo vệ rừng đồng bào đ−ợc nhận 50.000,0 đồng/ năm. Việc thực hiện các hợp đồng bảo vệ rừng khá nghiêm túc, qua kiểm tra thực tế cho thấy đồng bào làm với tinh thần trách nhiệm cao, đúng cam kết, cơ quan quản lý cấp đủ số tiền theo hợp đồng đã ký.

Do c− trú trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Ch− Mo Ray, cho nên đồng bào đ−ợc thực hiện dự án vùng đệm của khu bảo tồn. Đây là dự án nhằm bảo vệ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên Ch−

Mo Ray. Dự án nhằm hỗ trợ những ng−ời dân sống trong vùng đệm có điều kiện để ổn định cuộc sống, sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, giảm áp lực đối với khu bảo tồn. Trong những năm qua, dự án đã tiến hành hỗ trợ cho xã Mo Rai, các đợt là: Năm 1999 hỗ trợ cho 99 hộ với số tiền là 415.800.000 đồng, năm 2001 hỗ trợ 211 hộ với số tiền là 886.200.000đồng.

Thực hiện các hạng mục nh−: Xây dựng cầu treo đi vào khu sản xuất; xây dựng trạm xá làng Le; đào giếng và sửa chữa giếng n−ớc sinh hoạt; tập huấn nâng cao nhận thức về giới và phát triển cho phụ nữ; hỗ trợ giống điều ghép và cây ăn quả; hỗ trợ mua bò cho hộ nghèo; hỗ trợ giống mì cao sản; làm cầu treo qua suối Ya Lân; tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi, thú y, trồng lúa n−ớc, canh tác trên đất dốc, xây dựng mô hình trình diễn lúa n−ớc,

xây dựng mô hình trồng cây ăn quả xen dứa Cayen; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ng−ời dân về quản lý bảo vệ rừng; tập huấn và ký cam kết bảo vệ rừng; tập huấn quản lý thuỷ lợi cho nhóm sử dụng n−ớc…

Tuy nhiên, công tác giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc Rơ Măm còn bất cập. Khu rừng ở gần nơi đồng bào sinh sống thì không giao cho đồng bào chăm sóc, quản lý mà lại giao cho các lâm tr−ờng quản lý, trong khi rừng ở xa lại giao cho đồng bào. Đồng bào phải đi từ 1 đến 2 ngày đ−ờng mới vào đến khu rừng nhận khoán. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ rừng của đồng bào. Th−ờng thì các hộ trong làng phân công nhau lần l−ợt đi kiểm tra, chăm sóc rừng. Cũng về việc giao khoán bảo vệ rừng, đồng bào cho là cần phải thực hiện việc giao khoán cho tất cả các hộ trong làng. Hiện nay còn một số hộ ch−a đ−ợc nhận khoán, do mới tách hộ, cần sớm đ−ợc giải quyết.

Do đồng bào sống ở khu bảo tồn thiên nhiên Ch− Mo Ray, với các qui định bảo vệ khá nghiêm ngặt, vì vậy việc khai thác các sản phẩm từ rừng đã bị hạn chế. Không chỉ dân tộc Rơ Măm, mà các dân tộc khác trong xã hay chính quyền xã khi muốn khai thác gỗ để phục vụ cho nhu cầu của mình hay thực hiện các công trình đầu t− cũng không đ−ợc phép. Vì vậy, những nguồn lợi từ rừng, nh− khai thác gỗ, sản phẩm phụ, tài nguyên d−ới tán rừng, lâm thổ sản… tr−ớc đây gắn với cuộc sống của đồng bào thì nay không còn nữa.

Để đem lại nguồn thu nhập thay thế việc khai thác rừng, thời gian qua, dự án phát triển rừng đã hỗ trợ đồng bào trồng một số loại cây trồng mới. Tuy nhiên đến nay, những loại cây trồng mới ch−a mang lại giá trị kinh tế cho đồng bào. Hiện tại địa ph−ơng cũng đã hỗ trợ đồng bào Rơ Măm trồng cây bời lời, một loại cây lâm nghiệp lấy vỏ, tuy hiệu quả kinh tế đem lại không cao nh− trồng tiêu, cao su ..nh−ng bù lại loại cây này dễ trồng và thích nghi, phát triển tốt. Theo kết quả

95%) muốn trồng cây bời lời. Hiện nay đã có một số hộ trong làng trồng, mặc dù ch−a đ−ợc thu hoạch nh−ng nó có xu h−ớng trở thành một trong những loại cây có thể mang lại lợi ích cho đồng bào.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đè : Điều tra cơ bản dân tộc rơ măm (Trang 63 - 65)