Bản thân mỗi viên chức chính là yếu tố có tác động rất lớn đến chính các yếu tố cơ bản của chính sách tạo động lực của tổ chức như: chính sách lương, phúc lợi cũng như các hình thức đãi ngộ phi vật chất khác. Các mức độ đãi ngộ này phụ thuộc vào sự hoàn thành công việc của mỗi viên chức, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, tiềm năng hay các phẩm chất cá nhân khác.
+ Sự hoàn thành công việc: kết quả công việc của công chức được đo lường và đánh giá nhằm phục vụ cho hoạt động thi đua, khen thưởng định kỳ, và là cơ sở cho việc áp dụng các chế độ đãi ngộ tương xứng với sự đóng góp.
+ Trình độ chuyên môn: Trong khu vực công, việc trả lương hay đãi ngộ thường được căn cứ đầu tiên vào trình độ chuyên môn. Mỗi một trình độ được sắp xếp vào một ngạch, bậc lương tương ứng. Cùng với đó, những chế độ phúc lợi hay ưu đãi khác cũng hình thành tương ứng. Việc này có tác dụng kích thích, tạo động lực để công chức, người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
+ Thâm niên, kinh nghiệm: là yếu tố quan trọng hàng đầu ở nhiều nước hiện nay trong việc đánh giá và trả lươn, phúc lợi cho công chức. công tác là một yếu tố được tính đến khi trả lương. Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng thường nhận được mức lương cao hơn.
+ Tiềm năng phát triển: Khi xác định mức lương cần quan tâm đến tiềm năng của người lao động và cần nuôi dưỡng tiềm năng đó. Có thể người lao động chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có khả năng làm được những công việc khó ngay nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được. Do đó, những người trẻ tuổi như những sinh viên tốt nghiệp có thành tích học tập giỏi có thể được trả lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành người quản lý giỏi trong tương lai.
+ Các phẩm chất cá nhân: Ngoài những mẫu số chung nói trên, chế độ đãi ngộ đối với mỗi người công chức hành chính còn phụ thuộc vào các phẩm chất cá nhân của họ. Những người có phẩm chất cá nhân tích cực và phù hợp với vị trí công việc (như sự thích thú công việc, khả năng giao tiếp, sự nỗ lực vượt khó, khả năng làm việc nhóm, khả năng chịu áp lực công việc…) thường hoàn thành công việc với kết quả tốt hơn, qua đó được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn, và ngược lại