Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 30 - 32)

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chính sách đãi ngộ viên chức, như: những khái niệm liên quan về chính sách đãi ngộ viên chức (chính sách, đãi ngộ, viên chức, đãi ngộ viên chức…); vai trò và sự cần thiết của chính sách đãi ngộ viên chức; nội dung chính của chu trình thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức; những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức. Đây sẽ là những tiền đề cơ bản để luận văn tiến hành phân tích thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong Chương 2 cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VIÊN CHỨC TẠITỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu khái quát về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Theo Quyết định số 48/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, xác định vị trí của Ngành Địa chất là: công tác địa chất phải đi trước và phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp đất nước. Từ đó đến nay, trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, Ngành Địa chất Việt Nam đã phát triển và trưởng thành một cách vững chắc. Lực lượng địa chất đã ngày càng lớn mạnh về tổ chức, chất lượng và năng lực công nghệ. Đây là lực lượng rất hùng hậu, hoạt động trải rộng trên các lĩnh vực, các cơ quan khác nhau, bao gồm: các đơn vị Địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị địa chất thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông; Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; các Công ty cổ phần, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng hội Địa chất Việt Nam, v.v Qua mỗi thời kỳ phát triển, ngành địa chất được đại diện bởi một cơ quan quản lý của Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu cho từng giai đoạn phát triển của đất nước.

1. Giai đoạn 1945 -1954

Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 02/10/1945, Bộ Quốc dân Kinh tế ban hành Nghị định về việc tổ chức lại các cơ quan của Bộ, trong đó Nha Kỹ nghệ có trách nhiệm quản trị các mỏ, kể cả các mỏ đã khai thác bằng hầm, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lịch sử địa chất của nước Việt Nam, khai

thác các vật có liên quan đến địa chất học. Đây chính là tổ chức tiền thân của Ngành Địa chất Việt Nam. Trong giai đoạn này Tổng cục với các tên gọi như sau:

- Nha Kỹ nghệ (1945-1946)

- Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ (1946-1954)

2. Giai đoạn 1955 – 1975

Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Để phù hợp với tình hình mới, tháng 9 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định tách Bộ Công thương thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp; Sở Địa chất và Cục Khai khoáng được thành lập trực thuộc Bộ Công nghiệp. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Các tài liệu địa chất đã cho thấy nước ta có lịch sử khai khoáng từ lâu đời, nhưng công tác điều tra cơ bản địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác khoáng sản chỉ mới được phát triển một cách có hệ thống từ năm 1954 trở lại đây, trong giai đoạn này, Tổng cục được thành lập với các tên gọi:

- Sở Địa chất (1955-1959) - Cục Địa chất (1959-1960) - Tổng cục Địa chất (1960-1975)

3. Giai đoạn 1975-1990

Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý công tác địa chất theo nghị quyết của Chính phủ về đổi mới công tác địa chất. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đầu tư cho công tác điều tra địa chất phát hiện mỏ mới, đánh giá, thăm dò xác định trữ lượng các loại khoáng sản ở miền Bắc tạo cơ sở nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành Địa chất đã triển khai và đầu tư tích cực cho điều tra địa chất, khoáng sản ở miền Nam. Các tên của Tổng cục trong giai đoạn này:

- Tổng cục Địa chất (1975-1987)

- Tổng cục Mỏ và Địa chất (1987-1990)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w