Chính sách đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 44 - 48)

- Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước (19901996) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (199630/6/2011)

Về cơ cấu độ tuổi theo trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật địa chất, khoáng sản

2.3.2. Chính sách đãi ngộ phi tài chính

Nhìn chung, đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN của Tổng cục nói riêng, của ngành tài nguyên và môi trường nói chung trong những năm qua đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phát triển công nghệ, vừa tham gia công tác quản lý, lãnh đạo, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành.

Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ của ngành Địa chất và Khoáng sản còn bất cập. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế hệ cán bộ nghiên cứu, một số cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi được đào tạo tại Nga và các nước Đông Âu không còn công tác tạo nên sự hẫng hụt cán bộ nghiên cứu trình độ cao ở một số lĩnh vực. Hầu hết các lĩnh vực quản lý của Tổng cục còn thiếu cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi ở tầm quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực như Trắc địa, Địa chất Thủy văn, Địa chất công trình, Khai thác, Kinh tế địa chất…Trong khi đó đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao chưa nhiều, phần lớn được đào tạo trong nước nên điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế. Toàn ngành có rất ít các nhà khoa học có trình độ cao và đủ năng lực để chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu có quy mô quốc gia và quốc tế.

Mặc dù, các đơn vị đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ thông qua các chương trình, đề án đào tạo, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Từ năm 2010 - 2015, đã cử đi đào tạo được hơn 30 tiến sỹ, gần 300 thạc sỹ và hàng nghìn lượt cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý khoa học công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực trong một số lĩnh vực còn mất cân đối, việc đào tạo một số lĩnh vực mới phục vụ công tác quản lý nhà nước về Địa chất và Khoáng sản ... chưa được chú trọng; nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo còn hạn chế; việc xây dựng kế hoạch, ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Tổng cục đã tập trung thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính về công tác đào tạo phát triển nhân lực của Tổng cục, cụ thể:

1. Luôn nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp về vai trò và sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học công nghệ, nhân lực lao động kỹ thuật có tay nghề cao trong các lĩnh vực ngành Địa chất và Khoáng sản.

2. Xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, nhân lực lao động có tay nghề cao ngành Địa chất về khoáng sản

a) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, nhân lực lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực Ngành.

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, nhân lực lao động có tay nghề cao 05 năm và hàng năm.

3. Xây dựng chính sách nhằm thu hút, trọng dụng, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, nhân lực lao động kỹ thuật

a) Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng; xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu và phát triển, tăng cường năng lực công nghệ.

b) Trong công tác tuyển dụng, phải có sự đổi mới trong việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ.

c) Tạo điều kiện để đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ được sử dụng phương tiện, vật tư, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

4. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, nhân lực kỹ thuật

a) Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: thực hiện việc lồng ghép công tác đào tạo, bồi dưỡng với các hoạt động hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ của Bộ; thực hiện đảm bảo quy trình ba khâu: quy hoạch - đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng cán bộ; thực hiện có hiệu quả hoạt động đào tạo trên công việc, thực tập vị trí và luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ cho ngành.

b) Bổ sung, nâng cấp, xây dựng mới các chương trình đào tạo nhằm bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của ngành.

c) Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập của Tổng cục, đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất có thể đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học; nâng cao khả năng áp dụng thực tế của đội ngũ cán bọ khoa học công nghệ.

5. Chú trọng công tác tự đào tạo và liên kết với các cơ sở đào tạo lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa các viện, các trường trực thuộc Bộ với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục nhằm đảm bảo nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn của can bộ, công chức, viên chức Tổng cục

6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ a) Tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương trong hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tập trung cho các cơ sở đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu khoa học quốc tế.

Về công tác chăm lo sức khỏe cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc

Qua khảo sát cho thấy, các đơn vị đã có sự phối hợp rất tốt giữa chính quyền và tổ chức công đoàn trong việc chăm lo sức khỏe của viên chức, người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tạo môi trường lao động an toàn, đảm bảo tốt sức khỏe, đời sống và các chính sách cho viên chức đang được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam luôn quan tâm. Hàng năm, Lãnh đạo Tổng cục phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn Tổng cục có văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức khám sức khỏe định kì cho viên chức và người lao động của đơn vị nhằm thăm khám, tầm soát các bệnh phổ thông, các bệnh nghề nghiệp…Kiểm soát các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tại nơi làm việc, chẳng hạn như nhiệt, tiếng ồn, bụi, hóa chất độc hại, không an toàn máy móc và căng thẳng tâm lý gây ra các bệnh nghề nghiệp và có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe khác.

Việc chăm lo đời sống cán bộ viên chức là nội dung được các đơn vị thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung đã thể hiện được tính chất đãi ngộ tuỳ thuộc vào từng điều kiện, tình hình sản xuất và hoạt động tài chính của đơn vị, qua khảo sát và theo báo cáo tại một số đơn vị, số liệu thực hiện năm 2019 thông qua tổ chức Công đoàn cụ thể ở một số đơn vị như sau:

Công đoàn Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc thực hiện 100% các tổ chức công đoàn cơ sở thành viên tổ chức cho đoàn viên viên chức đi thăm quan nghỉ mát. Công đoàn Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam chi trợ cấp khó khăn, thăm hỏi và tặng quà cho đoàn viên với tổng số tiền 43.300.000 đồng. Công đoàn Liên đoàn Địa chất Tây Bắc chi trợ cấp, thăm hỏi và tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019, mỗi xuất quà với giá trị 5.000.000 đồng cho 05 đoàn viên. Chi động viên các tổ đội sản xuất với số tiền 11.300.000 đồng. Công đoàn Liên đoàn Địa chất Đông Bắc phối hợp lãnh đạo Liên đoàn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên, thăm hỏi và tặng quà cho đoàn viên và các hoạt động của Ban Nữ công, thể thao, văn nghệ; tổ chức thăm quan nghỉ mát. Công đoàn Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm phối hợp với chính quyền tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho viên chức, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại đơn vị; hoạt động khác trong năm 2019 với tổng số tiền 58.100.000 đồng. Công đoàn Liên đoàn Địa

chất Trung Trung Bộ tổ chức thăm quan nghỉ mát và hỗ trợ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn...

Nhìn chung, trong công tác chăm lo đời sống cán bộ viên chức, lao động đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, nội dung gồm các hoạt động hỗ trợ đoàn viên viên chức khó khăn, thăm hỏi động viên mỗi dịp lễ tết, tổ chức khám sức khỏe định, tổ chức thăm quan nghỉ mát và thực hiện các chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc và vị trí nơi làm việc cũng được các đơn vị quan tâm cải thiện từng bước bởi đó là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của viên chức và người lao động. Trong điều kiện hiện nay, nguồn lực của Tổng cục bị hạn chế, các đơn vị hàng năm vẫn cố gắng tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất cho viên chức để thực hiện công việc, tuy nhiên vẫn chưa có được các điều kiện làm việc phù hợp và đầy đủ, nhiều trang thiết bị đã cũ và còn thiếu. Tổng cục và các đơn vị vẫn đang tích cực cải thiện điều kiện làm việc hiện nay để cố gắng đáp ứng được mục tiêu môi trường làm việc thân thiện, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w