- Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước (19901996) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (199630/6/2011)
Về cơ cấu độ tuổi theo trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật địa chất, khoáng sản
3.3.5 Tổng kết và đánh giá thực hiện chính sách thường xuyên và định kỳ.
Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ CBVC là nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng, khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, viên chức trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia phối hợp có những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Thông qua công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá, phân tích những hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm để có những giải pháp tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới; xử lý hoặc kiến nghị xử lý những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Tổng cục và các vụ, các đơn vị sự nghiệp quản lý viên chức tiến hành tổ chức giao ban nội bộ hàng tháng/quý và định kỳ 6 tháng để nắm thông tin thường xuyên tình hình thực hiện để giải quyết, tháo gỡ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời không để phát sinh hoặc tồn đọng vướng mắc kéo dài.
3.3.6 Vận dụng thực hiện linh hoạt và kiến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp với nhu cầu và thực tế của cơ quan. sách cho phù hợp với nhu cầu và thực tế của cơ quan.
Các đơn vị phải nghiên cứu, vận dụng thực hiện linh hoạt và kịp thời kiến nghị điều chinh chính sách cho phù hợp với thực tế đơn vị. Trong giai đoạn vừa qua, thực hiện Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, trong đó có ngành địa chất, khoáng sản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều cơ chế chính sách đã bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có chế độ chi trả lương và đã được tổng kết, đề nghị sửa đổi, bổ sung. Đến cuối năm 2020, Chính phủ cũng đã dự thảo Nghị định mới quy định về quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công, theo đó dự kiến một số cơ chế chi trả lương phù hợp đối với viên chức trong từng loại hình đơn vị sự nghiệp, khắc phục những hạn chế trong cơ chế chi trả lương quy định tại Nghị định số 141/NĐ-CP nêu trên, đó là cơ sở tốt cần nghiên cứu, vận dụng để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức. Hiện nay, theo quy định, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục đều là đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên, được tự chủ về biên chế, tổ chức, tài chính, có trách nhiệm đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập cho viên chức, lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tiểu kết chương 3
Trong Chương 3, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục. Các giải pháp được đưa ra dựa trên những khó khăn, tồn tại, hạn chế tại trong thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức trong thời gian qua. Đó là các nhóm giải pháp cụ thể sau: Một là, giải pháp Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý và đội ngũ viên chức. Hai là, giải pháp Hoàn thành quy trình thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức. Ba là, giải pháp Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức giữa các bên liên quan trong và ngoài Tổng cục. Bốn là, giải pháp Bảo đảm các nguồn lực thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức Năm là, giải pháp Tổng kết và đánh giá thực hiện chính sách thường xuyên và định kỳ.
Sáu là, Vận dụng thực hiện linh hoạt và kiến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp với nhu cầu và thực tế của cơ quan; đồng thời đề xuất các cơ chế, kiến nghị với cấp có thẩm quyền để bảo đảm thực thi các giải pháp này.