Về chính sách đãi ngộ phi tài chính Kết quả khảo sát cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 53 - 58)

- Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước (19901996) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (199630/6/2011)

Về cơ cấu độ tuổi theo trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật địa chất, khoáng sản

2.4.2. Về chính sách đãi ngộ phi tài chính Kết quả khảo sát cụ thể:

Kết quả khảo sát cụ thể:

Bảng 6: Khảo sát mức độ hài lòng chính sách đãi ngộ phi tài chính

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng

STT Nội dung Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

phiếu phiế phiếu phiếu/

lệ % % % %

/150 u/150 /150 150

Việc thực hiện ghi

7 nhận,thành tích củađánh viêngiá 50 33% 65 43% 22 15% 13 9% chức hàng năm

Việc thực hiện đào

8 tạo, bồi dưỡng viên 47 31% 45 30% 37 25% 21 14%

chức

Việc thực hiện bổ

9 nhiệm, luân chuyển 58 39% 56 37% 31 21% 5 3%

vị trí công tác

Việc thực hiện cải

10 thiện điều kiện làm 35 23% 37 25% 53 35% 25 17%

việc

Việc chăm lo sức

11 khỏe, khámbệnh cho viên chức,chữa 65 43% 60 40% 15 10% 10 7% lao động

Việc thực hiện nghỉ

12 dưỡng, phụcchức năng cho viênhồi 45 30% 66 44% 27 18% 12 8% chức, lao động

a. Việc thực hiện ghi nhận, đánh giá thành tích của viên chức hàng năm: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam sau khi đánh giá viên chức hàng năm, đều có tuyên dương, tổ chức trao giấy khen đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, thực hiện nhiệm vụ. Kết quả 76% số viên chức được hỏi hài lòng và rất hài lòng đối với sự đánh giá và ghi nhận của đơn vị. Kết quả này là hợp lý đối với bối cảnh hiện nay.

b. Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức hàng năm được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện thường xuyên theo sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các viên chức được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia các khóa bồi dưỡng, các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hiện nay cho viên chức thường từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị hoặc từ nguồn xã hội hóa (cá nhân tự túc) nên việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức vẫn còn hạn chế khiến cho vẫn còn một số viên chức không thể tham gia.

c. Việc thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác: (39% rất hài lòng, 37% hài lòng, 3% không hài lòng) Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện nghiêm túc, thường xuyên phổ biến, quán triệt các quy định mới của Nhà nước. Hầu hết các viên chức được khảo sát đều hài lòng với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác.

d. Việc thực hiện cải thiện điều kiện làm việc: Môi trường, điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc, thái độ làm việc, hiệu quả làm việc và sức khỏe của công chức. Môi trường làm việc được trang cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc, bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn lao động… viên chưucs sẽ yên tâm làm việc, phát huy năng lực, nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu môi trường làm việc không tốt sẽ khiến công chức làm việc trong tâm lý căng thẳng, bất an. Với tỉ lệ 17% viên chức không hài lòng và 48% viên chức hài lòng và rất hài lòng, điều này chứng tỏ điều kiện làm việc của các viên chức hiện nay cần được cải thiện.

đ Việc chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh cho viên chức, lao động: 83% viên chức hài lòng và rất hài lòng về việc chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh cho viên chức và người lao động. Tổng cục thực hiện đầy đủ các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, hàng năm, các đơn vị có tổ chức các đợt

khám sức khỏe định kì cho viên chức, tầm soát ung thư sớm… giúp viên chức, người lao động yên tâm công tác.

e. Việc thực hiện nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng cho viên chức, lao động: 74% viên chức hài lòng và rất hài lòng. Các đơn vị trực thuộc Tổng cục đã có quan tâm, tổ chức các đợt nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng cho viên chức và người lao động hàng năm. Thời gian gần đây, do diễn biến phức tạp của dịch covid-19, các đơn vị không còn có thể tổ chức các đợt nghỉ dưỡng dài ngày mà thay vào đó có tổ chức các buổi nghỉ dưỡng ngắn ngày hoặc tổ chức các câu lạc bộ thể thao, phục hồi sức khỏe cho viên chức và người lao động.

Đánh giá chung: Những ưu điểm

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản có bề dày truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều biến động của lịch sử, Tổng cục đã xây dựng được một đội ngũ viên chức có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề, yêu công việc, điều này giúp các chính sách đãi ngộ viên chức của Tổng cục dễ đi vào thực hiện, đạt được hiệu quả cao hơn

- Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện công tác khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ viên chức, người lao động mà nhờ đó mà quá trình tiến hành thực hiện chính sách đãi ngộ được tiến hành thuận lợi.

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có được một hệ thống chính sách đãi ngộ viên chức và người lao động cơ bản đầy đủ như: lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, ngày nghỉ lễ, các chính sách về đào tạo bồi dưỡng, chăm lo sức khoẻ cho viên chức…

Những hạn chế và nguyên nhân

- Các cấp quản lý và đội ngũ viên chức chưa quan tâm đúng mức vai trò, tầm quan trọng của các chính sách đãi ngộ trong cơ quan, đơn vị; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu xây dựng chính sách còn nhiều bất cập; Khi nói đến công tác thực hiện chính sách, đãi ngộ viên chức, các nhà quản lý và viên chức thường vẫn chỉ nghĩ đến các chính sách cứng do Nhà nước ban hành và không thể thay đổi như lương, bảo hiểm xã hội… mà chưa linh hoạt áp dụng hình thức khác có thể thực hiện để khuyến khích viên chức chuyên tâm làm công tác.

- Quy trình thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức hiện nay vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều chính sách để đến được tay của viên chức, người lao động còn cần phải hoàn thiện nhiều thủ tục, giấy tờ, đôi khi tạo sự khó khăn, trong việc tiếp cận chính sách. Việc họp hành trong thực hiện quy trình còn diễn ra thường xuyên, chưa mang lại nhiều hiệu quả. Không nhất thiết mỗi một hành động hay một quyết định đều phải cần tập thể họp lại và thống nhất. Đối với nhiều đơn vị hoạt động kém hiệu quả, dường như giải pháp đầu tiên cho bất kỳ trục trặc nào cũng là một cuộc họp điều hành lớn. Điều này làm quy trình thực hiện chính sách đãi ngộ bị tắc nghẽn, kèm hiệu quả.

- Chưa có cơ chế phối hợp thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức giữa các bên liên quan trong và ngoài Tổng cục. Các chính sách đãi ngộ đối với viên chức mang tính chất vĩ mô trong quy mô toàn đơn vị trực thuộc Tổng cục, khi triển khai các chính sách, do chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, các đơn vị thường làm mỗi nơi một kiểu, không thống nhất, thiếu tính đồng bộ, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách.

- Các nguồn lực thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức chưa đảm bảo: Nguồn lực thực hiện các chế độ đãi ngộ viên chức chủ yếu từ ngân sách nhà nước (lương, phụ cấp, bảo hiểm…), tuy nhiên ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục ngày càng eo hẹp, chỉ đủ để chi trả lương và các chế độ phụ cấp theo quy định chung của Nhà nước. Việc thực hiện các chính sách khác cho viên chức, chủ yếu lấy từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị, từ nguồn xã hội hoá khác… Nên việc xây dựng các chính sách đãi ngộ cũng bị gặp khó khăn theo, khiến các đơn vị cũng không dám đưa ra thêm các phương án đãi ngộ khác cho đội ngũ viên chức.

- Việc tổng kết và đánh giá thực hiện chính sách hiện nay tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ là hầu như chưa có. Hàng năm, Tổng cục có các kế hoạch kiểm tra về các công tác tổ chức của đơn vị, trong đó có lồng ghép thêm các nội dung về việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức, người lao động, tuy nhiên, một năm chỉ tổ chức kiểm tra đánh giá được một vài đơn vị, do quy mô của Tổng cục rất lớn, các đơn vị nằm rải rác khắp trên cả nước, việc đi lại kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện chính sách đãi ngộ còn chưa có cơ chế áp dụng thoả đáng Trong giai đoạn vừa qua, thực hiện Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp

công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, trong đó có ngành địa chất, khoáng sản. Tuy nhiên, qua gần 4 năm thực hiện Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Trong đó, nổi lên là thiếu cơ chế khuyến khích các đơn vị tăng nguồn thu, thực hiện tiết kiệm chi tiêu; ngân sách nhà nước vẫn thực hiện cấp phát theo cách bình quân, chưa gắn kết việc giao kinh phí cho đơn vị với số lượng, chất lượng dịch vụ phù hợp với chiến lược điều tra địa chất khoáng sản của Tổng cục; các dịch vụ khác tại đơn vị chưa đảm bảo thu bù chi, chưa đáp ứng nhu cầu chi phí và thu nhập của viên chức trong nền kinh tế thị trường…Những hạn chế trên đã dẫn đến thực trạng các đơn vị chưa đủ nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Một hạn chế về chính sách đãi ngộ đối với viên chức trong các đơn vị của Tổng cục trong việc chi trả lương không thực hiện khoán theo sản phẩm, mà trả lương theo hệ số lương và ngày công thực tế, do đó không tạo động lực tăng năng xuất lao động, giảm thu nhập của cán bộ viên chức.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của luận văn đã phân tích về thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ giai đoạn 2017-2020 đối với viên chức tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nội dung cơ bản của chương 2 đã tiến hành phân tích về thực trạng và điều kiện cơ sở vật chất, kết quả và nội dung công việc, thực trạng về đội ngũ viên chức trong giai đoạn 2017-2020; phân tích, đánh giá các bước thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức tại các đơn vị sử dụng viên chức, phân tích kết quả thực hiện mục tiêu chính sách đãi ngộ tại đơn vị thông qua một số phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập số liệu và so sánh… đã đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ với những nội dung đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cơ bản còn tồn tại trong công tác thực hiện chính sách đãi ngộ viên chức.

Trên cơ sở những số liệu, nội dung đã nêu, chương 3 của luận văn sẽ đề ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thực hiện chính sách đãi ngộ tốt nhất đối với viên chức tại Tổng cục.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w