Một số kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 36 - 37)

- Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước (19901996) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (199630/6/2011)

2.1.4. Một số kết quả hoạt động

Trong thời gian 2016 - 2020, Tổng cục đã hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 trên diện tích 24.300 km2 phần đất liền, đưa tổng số diện tích đã hoàn thành lên hơn 72%; hoàn thành 12 đề án điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản, phát hiện và đánh giá hàng chục mỏ khoáng sản có quy mô khác nhau gồm: than nâu, urani, chì - kẽm, kaolin, felspat. Trong đó, một số khoáng sản quan trọng, quy mô lớn đã được đánh giá xác định tài nguyên gồm: than nâu ở đồng bằng Sông Hồng (riêng khu vực Tiền Hải, Thái Bình, diện tích 265km2 đã xác định được tài nguyên cấp 333 là 4,8 tỷ tấn than nâu), bauxit ở Tây Nguyên (cấp 333 +334a là 3,5 tỉ tấn quặng tinh), thăm dò xác định quặng urani ở khu vực Nam Giang, Quảng Nam có trữ lượng 5000 tấn. Ngoài ra, các đề án đang thi công đã phát hiện, bước đầu xác định tài nguyên một số khoáng sản có quy mô lớn như cát trắng ven biển miền Trung, quặng kaolin - felspat ở các tỉnh phía bắc; một số khoáng sản kim loại đã được phát hiện ở các cấu trúc có triển vọng như quặng volfram-thiếc ở khu vực khối Sông Chảy, Hà Giang; đồng ở Lào Cai, Kon Tum, vàng ở Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng,... mở ra triển vọng tiếp tục điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu ở các cấu trúc địa chất thuận lợi, có triển vọng phát hiện các mỏ khoáng sản mới.

Trong thời gian từ 2014 - 2020, đã có 25 đề án điều tra, đánh giá khoáng sản thực hiện bằng nguồn vốn do tổ chức, cá nhân góp vốn được hoàn thành 25 đề án. Kết quả đã phát hiện, đánh giá các mỏ quặng có quy mô nhỏ - trung bình phục vụ kịp thời nhu cầu thăm dò, khai thác khoáng sản gồm: 03 mỏ quặng sắt: 01 mỏ đá ốp lát gabro; 12 mỏ quặng vàng quy mô nhỏ; 01 mỏ quặng wolfram; 02 đề án đánh giá quặng chì – kẽm, trong đó 01 khu vực có quy mô lớn; 02 mỏ quặng chì kẽm và 04 mỏ khoáng chất công nghiệp (thạch anh, talc, quarzit, felspat) và 01 điểm đá cảnh.

Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành địa chất trong nhiều chục năm tới còn nhiều, bao gồm điều tra đánh giá các khoáng sản ẩn sâu, điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất công trình, điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản biển.

Hiện nay, ngành công nghiệp khai khoáng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu khoáng cho các ngành kinh tế. Hàng năm, giá trị sản lượng ngành công nghiệp khai khoáng (không kể dầu khí) chiếm khoảng 4-5% tổng GDP, đóng góp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường) khoảng 16-20.000 tỷ đồng/năm. Trữ lượng của các mỏ khoáng sản này sau khi khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế và sẽ tiếp tục tạo nên giá trị gia tăng gấp nhiều lần (hàng chục, thậm chí vài chục lần) trong chuỗi sản xuất tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách đãi ngộ đối với viên chức tại tổng cục địa chất và khoáng sản việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w