5. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Quản lý tài chính
Chí phí cho dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phải đƣợc tính toán và quản lý để đảm bảo sự thành công của dự án. Việc quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế -kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Công tác quản lý chi phí các dự án đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc của Cục Thuế Nghệ An do kế toán xây dựng của bộ phận xây dựng cơ bản đảm nhiệm. Đây là một nội dung quan trọng vì có quản lý tốt chi phí mới đảm bảo công trình đƣợc hoàn thành đúng kế hoạch vốn đƣợc giao, ngoài ra còn làm giảm thất thoát, lãng phí cho nhà nƣớc.
Nguyên tắc quản lý chi phí: Đƣợc quy định tại điều 3, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
- Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tƣ, hiệu quả dự án đã đƣợc phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tƣ xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tƣ xây dựng phải đƣợc tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trƣờng tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
- Nhà nƣớc thực hiện quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng thông qua việc ban hành, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hƣớng dẫn phƣơng pháp lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
- Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tƣ của dự án đƣợc phê duyệt gồm cả trƣờng hợp tổng mức đầu tƣ đƣợc điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tƣ đƣợc thuê tổ chức, cá nhân tƣ vấn quản lý chi phí đủ điều
kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tƣ xây dựng phải đƣợc thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tƣ xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại Nghị định này.
Quản lý chi phí dự án là bao gồm quản lý tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán (dự toán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phí đầu tƣ xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vƣợt tổng mức đầu tƣ. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.
Chi phí đầu tƣ xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tƣ xây dựng công trình, các bƣớc thiết kế và các quy định của Nhà nƣớc.
Việc lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu đầu tƣ, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trƣờng và đƣợc quản lý theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ.
Khi lập dự án phải xác định tổng mức đầu tƣ để tính toán hiệu quả đầu tƣ và dự trù vốn. Chi phí dự án đƣợc thể hiện thông qua tổng mức đầu tƣ.
Tổng mức đầu tƣ của dự án đầu tƣ xây dựng công trình (TMĐT) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc ghi trong quyết định đầu tƣ và là cơ sở để CĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tƣ xây
dựng công trình. Tổng mức đầu tƣ đƣợc tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trƣờng hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, tổng mức đầu tƣ đƣợc xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tƣ bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; chi phí quản lý dự án; chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
Tổng mức đầu tƣ đƣợc xác định theo một trong các phƣơng pháp sau đây:
* Phương pháp xác định tổng mức đầu tư
* Phương pháp xác định giá dự toán
Dự toán công trình đƣợc xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).
Công thức xác định dự toán công trình:
GDTCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Tổng mức đầu tƣ
Theo thiết kế cơ sơ
Theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tƣ Phƣơng pháp kết hợp các phƣơng pháp trên Theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tƣơng tự đã thực hiện
1.4.2.1. Quản lý định mức dự toán
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ. Quản lý định mức dự toán là việc quản lý, khống chế tiêu hao nguyên vật liệu các công việc xây dựng và là cơ sở dự trù lƣợng vật liệu tiêu hao trong quá trình thi công.
Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tƣ và các định mức xây: Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, phần khảo sát, phần lắp đặt). Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tƣ trong xây dựng, Đinh mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng và các định mức xây dựng khác.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phƣơng pháp xây dựng định mức theo thông tƣ 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng để tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của địa phƣơng chƣa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng đƣợc công bố nhƣng chƣa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tƣ tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đối với các định mức xây dựng chƣa có trong hệ thống định mức xây dựng đã đƣợc công bố thì chủ đầu tƣ căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phƣơng pháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức tƣơng tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng
Chủ đầu tƣ quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng đƣợc công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
1.4.2.2. Quản lý giá xây dựng
Chủ đầu tƣ căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức và phƣơng pháp lập đơn giá xây dựng công trình để xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
Chủ đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc thuê các tổ chức, cá nhân tƣ vấn chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tƣ vấn chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do mình lập.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng cùng Sở Tài chính phối hợp lập và công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu … để tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.
1.4.2.3. Quản lý chỉ số giá xây dựng
Chỉ số giá xây dựng gồm chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại công trình xây dựng, chỉ số giá theo cơ cấu chi phí, chỉ số giá theo yếu tổ vật liệu, nhân công, máy thi công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tƣ của dự án đầu tƣ xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.
Bộ Xây dựng công bố phƣơng pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tƣ tham khảo áp dụng. Chủ đầu tƣ, nhà thầu cũng có thể tham khảo, áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tƣ vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố
Chủ đầu tƣ căn cứ xu hƣớng biến động giá và đặc thù công trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.