5. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc
Nhà nƣớc đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nƣớc. Thông qua một loạt các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nƣớc sẽ tiến hành quản lý các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Chính vì vậy nhà nƣớc cần đƣa ra một loạt các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo ra một môi trƣờng ổn định cho tất cả các ngành. Riêng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách, nhà nƣớc cần ban hành các văn bản pháp luật, các chính, các quy chế cụ thể, rõ ràng để tất cả các cấp, các ngành theo đó thực hiện. Cụ thể nhƣ :
- Cần sớm hoàn thiện các văn bản dƣới luật, hƣớng dẫn luật đối với Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đầu tƣ công để sớm đƣa các hoạt động xây dựng xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc vào một khung hoạt động có kế hoạch và hiệu quả.
- Khắc phụ tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật, giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch của các cán bộ nhà nƣớc. Bên cạnh đó nhà nƣớc cần tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hoà phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo hƣớng giản đơn các thủ tục hành chính.
- Cần đơn giản hoá mọi thủ tục đầu tƣ, trình xét duyệt văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Các cơ quan trong hệ thống tổ chức của nhà nƣớc phải nhận thức đƣợc rằng các công việc họ đang làm trƣớc hết là phục vụ, hỗ trợ sau đó mới là thực hiện kiểm tra, xử phạt.
- Nhà nƣớc cần lập nên một hệ thống quản lý các tài liệu chuyên ngành qua các thời kỳ để khai thác có hiệu quả và tiết kiệm cho các giai đoạn.
- Nhà nƣớc cần có các chƣơng trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đào tạo những kỹ sƣ có chuyên môn, có kinh nghiệm dày dạn để đảm bảo cho chất lƣợng công trình đầu tƣ.
- Nhà nƣớc cần đƣa ra chính sách đền bù thoả đáng đối với từng vùng miền đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân bị thu hồi đất để công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ.