5. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại cần khắc phục a. Về tổ chức
- Nhân sự tham gia quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản vừa thiếu về số lƣợng mà cũng vừa yếu về chất lƣợng
- Không có sự trao đổi, phối hợp giữa các vị trí với nhau trong cùng bộ phận xây dựng cơ bản của Cục Thuế Nghệ An
- Chƣa tổ chức cho bộ phận xây dựng cơ bản đi học hỏi kinh nghiệm ở Cục Thuế các tỉnh khác.
b. Về quản lý tiến độ
- Qúa trình giải phóng mặt bằng còn chậm trễ và phức tạp
- Chƣa có phần mềm chuyên nghiệp để thực hiện quản lý tiến độ cũng nhƣ quản lý toàn dự án.
- Chất lƣợng của dịch vụ tƣ vấn thiết kế còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình thực tế
- Thời gian thẩm định hồ sơ thiết kế và tổng dự toán tại các cơ quan chức năng quá lâu so với quy định (30 ngày làm việc).
- Sự phối hợp giữa Chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn quản lý dự án và tƣ vấn giám sát chƣa thực sự chặt chẽ trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Qúa trình triển khai quyết toán dự án còn quá chậm c. Về quản lý chất lƣợng công trình
- Chƣa ban hành hệ thống quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, bao gồm các biểu mẫu dùng trong quá trình thực hiện dự án, quy trình quản lý chất lƣợng đối với từng nội dung công việc.
- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách kỹ thuật chƣa cao, các lớp đào tạo bồi dƣờng mới chỉ dừng ở trình độ cơ bản, chƣa đƣợc tham gia khóa học nâng cao.
d. Về quản lý tài chính
- Qúa trình triển khai công tác quyết toán xây dựng còn chậm.
- Phần mềm quản lý ngân sách Tabmis của Bộ Tài chính còn gặp nhiều trục trặc trong quá trình sử dụng.
- Chƣa có phần mềm quản lý chi phí dự án nói riêng và phần mềm quản lý dự án nói chung để có thể bất kỳ ai trong bộ phận XDCB chủ động kiểm soát chi phí của từng gói thầu trong từng dự án
e. Về quản lý rủi ro
- Công tác đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý chƣa đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức. Tất cả mới chỉ dừng là dự đoán tình hình trong thời gian ngắn hạn, chƣa có phƣơng án lâu dài cho suốt vòng đời của một dự án
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại a. Nguyên nhân khách quan
Hoạt động quản lý dự án đầu tƣ XDCB là hoạt động có tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng vào dự án đầu tƣ (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và vận hành kết quả đầu tƣ) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt đƣợc kết quả cao nhất. Do vậy nảy sinh các mối quan hệ tác động qua lại và chịu sự chi phối bởi các bên, các hoạt động có liên quan. Nếu sự tác động qua lại trong một thể thống nhất đƣợc quy định rõ ràng thì mỗi một hoạt động sẽ tự vận hành theo một quỹ đạo sẵn có. Nhƣng nếu hoạt động đó bị chi phối, ảnh hƣởng và tác động đến nhiều hoạt động khác sẽ dẫn đến sự trì trệ và thiếu linh hoạt và đó đƣợc xem nhƣ là các yếu tố khách quan trong hoạt động này. Cụ thể nhƣ:
- Chính sách, chế độ của nhà nƣớc về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ra năm 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP ra năm 2015 đều quy định hình thức quản lý dự án đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc là không đƣợc thuê tƣ vấn bên ngoài mà chỉ đƣợc sử dụng
đã đƣợc 02 năm nhƣng Bọ Xây dựng vẫn chƣa có một văn nào hƣớng dẫn về điều này khiến cho việc triển khai các dự án mới khá khó khăn và thƣờng phải vận dụng trong điều kiện cho phép tại tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, theo quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng thì hiệu lực của hợp đồng kể tù khi hợp đồng đƣợc ký kết và chủ đầu tƣ nhận đƣợc bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng. Tuy nhiên khi nhà thầu mang hợp đồng này đi làm bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì ngân hàng lại bảo hợp đồng chƣa có hiệu lực thì chƣa thể cấp chứng thƣ bảo lãnh đƣợc. Điều này đã gây không ít khó khăn cho chủ đầu tƣ trong việc soạn thảo hợp đồng cho đúng với quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ nhà thầu trong việc đi làm các thủ tục hành chính liên quan
- Năng lực của các nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu xây dựng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về lƣợng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng nhƣ chất lƣợng và sự thành công của dự án. Các cơ quan tƣ vấn thực tế mới là sự chuyển đổi từ các đơn vị khảo sát- thiết kế, tỷ lệ “thợ vẽ” còn chiếm phần lớn cho nên chúng ta thiếu rất nhiều chuyên gia tƣ vấn giỏi.
- Phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành.
- Cung cách điều hành, tƣ duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân tƣ vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng “tự nâng cao năng lực” của tƣ vấn (một yếu tố tối cần thiết để tƣ vấn phát triển và hội nhập)
- Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác đầu tƣ xây dựng của ngành.
- Vị trí địa lý của các dự án đang triển khai cách xa Cục Thuế Nghệ An nên việc chủ động kiểm tra giám sát còn gặp nhiều khó khăn
b. Nguyên nhân chủ quan
- Các cán bộ tham gia trong bộ phận xây dựng chủ yếu đƣợc đào tạo từ kinh tế, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản là kiêm nhiệm nên trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao, khiến cho quá trình quản lý còn gặp nhiều hạn chế.
- Số lƣợng cán bộ của bộ phận xây dựng cơ bản quá ít do trong khi dự án đang triển khai đồng bộ quá nhiều, một cán bộ quản lý nhiều dự án, một số nhà thầu tƣ vấn thiêt kế, tƣ vấn giám sát, nhà thầu thi công có năng lực hạn chế trúng thầu; công tác GPMB ở hầu hết các địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay rất chậm trễ và phức tạp; chế độ chính sách, xây dựng còn nhiều điểm chƣa thống nhất, cồng kềnh và chồng chéo, các yếu tố trên dẫn đến khó khăn trong quản lý các lĩnh vực của dự án, đặc biệt là quản lý tiến độ, chất lƣợng và đảm bảo đúng luật định.
-Thực chất Phó cục trƣởng phụ trách bộ phận xây dựng cơ bản chỉ là ngƣời tham mƣu còn ngƣời quyết định trực tiếp và chi phối mọi hoạt động lại là Cục trƣởng - ngƣời quyết định đầu tƣ.
- Năng lực của bộ phận xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập. Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân còn chƣa đƣợc làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng "mọi ngƣời đều quan tâm một việc nhƣng trách nhiệm thì không ai là ngƣời chịu chính".
- Tổ chức quản lý đầu tƣ xây dựng công trình còn chậm đổi mới. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất vì mô hình quản lý đầu tƣ tốt sẽ là động lực cải thiện các nguyên nhân nêu trên. Cũng cần nói rằng vấn đề này còn khá trì trệ từ các cơ quan Chính phủ. Tuy nhiên xét về mặt chủ quan thì mô hình quản lý hiện nay còn những bất cập. Dƣờng nhƣ Bộ chƣa mạnh dạn thành lập một nhóm chuyên gia để nghiên cứu và thiết kế mô hình cho nên trong thời gian qua chậm đƣa ra đƣợc cơ chế tổ chức nào cho phù hợp. Một số bộ phận quản lý còn sa đà vào các vấn đề chi tiết kỹ thuật mà chƣa quan tâm các vấn đề có tính vĩ mô. Những quy trình thực hiện các công việc dƣờng nhƣ còn chƣa chuẩn bị tốt. Những quy định này cần phải chỉ dẫn tƣờng tận cho các cơ quan cùng tham gia thực hiện dự án kể cả Tƣ vấn và các nhà thầu xây dựng. Ví dụ, Theo các Nghị định hƣớng dẫn Hồ sơ thiết kế công trình nhóm C phải đƣợc thẩm định trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ hợp lệ. Nhƣ vậy cần quy định rõ thế nào là hồ sơ hợp lệ và sau khi đã hợp lệ rồi thì phải đƣợc thẩm tra trong vòng 30
ngày. Chúng ta thƣờng bị chậm vì ngay từ đầu không xác định với nhau là hồ sơ đã hợp lệ chƣa, giữa chừng yêu cầu bổ sung tài liệu này, khác và thế là công tác thẩm tra kéo dài. Dƣờng nhƣ cách kiểm tra sơ bộ theo kiểu "check list" chƣa đƣợc áp dụng. Sự quá tải của các cơ quan thẩm định ngoài yếu tố thiếu nhân lực cũng còn do cách thức làm việc. Khi đã ý thức đƣợc rằng các cơ quan Thẩm định không thể có thời gian và sức lực xem kỹ hàng trăm, ngàn hồ sơ thiết kế thì cách thức thẩm định đúng mức cần thiết sẽ làm giảm tải cho cán bộ đồng thời tập trung đánh giá những điểm chính yếu nhƣ sự tuân thủ quy hoạch, tuân thủ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, sự an toàn công trình, kinh tế, an tòan môi trƣờng...Tổ chức quản lý đầu tƣ còn chƣa thực sự quan tâm đến việc giám sát đầu tƣ và đánh giá sự thành công dự án.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2 tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Giới thiệu Tổng quan về hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Cục Thuế Nghệ An.
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án của Cục Thuế Nghệ An giai đoạn 2010-2015 theo các tiêu chí đã đề ra tại chƣơng 1 .
-Từ những tồn tại và vƣớng mắc thông qua việc đánh giá thực trạng nhằm xác định những nguyên nhân để nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Cục Thuế Nghệ An.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở
CỤC THUẾ NGHỆ AN