Theo luật pháp của Việt Nam có sự hạn chế khi đánh gái khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể so với các nước trên thế giới. Theo Luật Dân sự 2015 thì ghi nhận chủ thể tham gia quan hệ dân sự bao gồm pháp nhân, cá nhân. Theo Luật ngân hàng Nhà nước năm 2016 cụ thể Thông tư 39/2016/TT-NHNN ghi: “khách hàng vay vốn tại TCTD phải là pháp nhân, cá nhân. Theo đó, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại các TCTD”. Như vậy khi hộ kinh doanh cá thế muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng phải đứng tên với tư cách: doanh nghiệp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, khi các hộ kinh doanh tiếp cận với ngân hàng để vay vốn khi khách hàng thỏa mãn đủ điều kiện hình thành mối quan hệ giao dịch giữa hộ kinh doanh và ngân hàng. Trên thực tế các hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất nhiều nhằm các mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh hay hoạt động khác. Nhưng khi ngân hàng giải quyết các hồ sơ vay vốn cho hộ kinh doanh thì chi phí cho một đồng vốn vay cao hơn so với các đối tượng khác và rủi ro cũng cao hơn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh có khẳng cách xa nên mạng lưới thu hồi nợ tốn nhiều chi phí thẩm định hồ sơ, các hộ kinh doanh thiếu kinh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, việc thẩm định tài sản đảm bảo cũng mất thời gian và nhiều chi phí, chi phí thu hồi vốn vay cao do khoảng cách địa lý, rủi ro cao do các hộ thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt,… kết quả hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn đầu ra tiêu thụ, ảnh hưởng dịch bệnh, chưa chủ động trong việc tiêu thụ,…