Tác động của tín dụng đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 31 - 33)

Khi các hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có nhiều phương thức để tiếp cận gồm: tín dụng chính thức và tín dục phi chính thức.

2.3.2.1. Các tác động tích cực

Theo Brown và Zehnder (2010), Alhassan và Akudugu (2012) đều cho rằng mục đích tiếp cận tín dụng của các khách hàng nhằm tiêu dùng, bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mong kiếm được khoảng sinh lợi, nguồn thu nhập tăng trưởng từ hoạt động sản xuất đó. Tương tự, Yunus (2007) và Nguyễn (2014) các khách hàng nếu có dự án kinh doanh tốt thì việc tiếp cận nguồn tín dụng sẽ giúp họ tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.

DfID (1999) hoàn toàn nhất trí với nội dung lý thuyết sinh kế bền vững. Theo quan điểm của ông muốn thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề nghèo đói trong xã hội này thì các tổ chức tín dụng cần làm tốt vai trò của mình trong việc cấp vốn trực tiếp cho người nghèo theo một hạn mức cho phép để từ đó họ sử dụng hiệu quả đồng vốn của bản thân họ và vốn của xã hội một cách hiệu quả nhất.

Theo Bateman (2010); Ledgerwood và cộng sự (2013b) đứng trên quan điểm kinh tế, các tác gải nhận định để chống và xóa nghèo thì việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, chi phí vốn vay thấp thì khách hàng sẽ sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp họ có cuộc sống sung túc hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

Xét hình 2.1 ta có công thức sản lượng (Q) tăng từ Q1 đến Q2, thặng dự sẽ dịch chuyển và thay đổi từ (a+b) sang (b+c+f+g). Nếu a > (c+f+g) thì khách hàng đi vay vốn (hay người sản xuất) sẽ không có được lợi và ngược lại thặng dư cho người tiêu dùng sẽ tăng lên (a+d+e). Tóm lại, tín dụng cho hộ kinh doanh cá thể có ảnh hưởng đến quá trình tạo ra giá trị thặng dư nhiều dựa vào kết quả của quá trình sản xuất, từ đó sẽ mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập cho các hộ gia đình và thu nhập của các thành viên trong hộ.

Xét hình 2.1b, thặng dự sản xuất có kết quả là (a+b), chi phí hỗ trợ cho người nghèo (b+c+d), kết quả an sinh xã hội sẽ giảm một khoảng c, nguồn lực của xã hội sẽ tăng (b+c+d). Như vậy việc tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân, giúp con người thoát khỏi cảnh đói nghèo, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hình 2.1a: Lợi ích cho sản xuất Hình 2.1b: Lợi ích cho an sinh xã hội

Hình 2.1: Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đối với thu nhập hộ kinh doanh

Nguồn: Bateman (2010)

Lý thuyết nguồn vốn của tác giả Ismail và Yussof (2010) cho rằng sự kết hợp giữa yếu tố vật chất và con người sẽ tạo ra thu nhập. Trong tác phẩm nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nguồn thu nhập của dân tộc thiểu số ở đồng bằng song Cửu Long của tác giả Nguyễn và Bùi (2011) cùng cho rằng thu nhập được tạo ra từ con người, tài chính, vật lực, yếu tố xã hội và nguồn lực tự nhiên.

Tổng quan các lý thuyết liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng là do nhiều yếu tố tác động đến. Các nghiên cứu cho rằng các nội dung về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ… gom thành một nhóm gọi là nhóm nguồn nhân lực. Diện tích đất canh tác, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhóm nguồn vật lực. Nguồn lực tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu,…

2.3.2.2. Các tác động tiêu cực

Tín dụng gồm có tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Không phải lúc nào tín dụng cũng tốt hoàn toàn cho khách hàng vay vốn như được pháp luật bảo vệ, lãi suất chính thức từ các ngân hàng hay tổ chức tín dung luôn thấp hơn lãi suất từ vay nóng, tín dụng phi chính thức. Nhưng trên thực tế, các chi phí phát sinh ban đầu trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, chứng minh khả năng trả nợ, chứng minh dự kiến các kết quả thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khả năng sinh lời, các báo cáo liên quan hồ sơ vay, đặc biệt các thông tin về kế toán, tài chính còn sơ sài có thể chưa được áp dụng tại các hộ kinh doanh cá thể vì thế có thể giia đoạn đầu các hộ kinh doanh cá thể khi tiếp cận đến nguồn vốn cay sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành hồ sơ vay và được chấp nhận cho vay vốn từ TCTD để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Beck và cộng sự, 2005, Bougheas và cộng sự, 2006). Nhược điểm của tín dụng chính thức là đối với những hộ c1 thể chưa từng vay vốn (vay lần đầu) nên thông tin về khách hàng chưa có trên hệ thống của ngân hàng và việc làm thủ tục mất nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh ngắn hạn và nhu cầu về tiền là đột xuất và rất gấp (Campbell, 2006).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 31 - 33)