Mô hình TAM được xây dựng và phát triển bởi Davis (1985) ông chỉ ra rằng: “Mô hình chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use) và cảm nhận hữu dụng (Perceived usefulness) lên thái độ dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ. Mô hình TAM chính là sự mở rộng có tầm ảnh hưởng nhất của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen”.
Davis (1985) đã tạo dựng và phát triển mô hình TAM. Mô hình TAM được mở rộng từ mô hình TRA, TPB và bao gồm các yếu tố như: Cảm nhận dễ sử dụng; Cảm nhận hữu dụng, … có ảnh hưởng đến ý định và qyết định chấp nhận và sử dụng công nghệ.
Khi Đỗ Thị Ngọc Anh (2017) nghiên cứu về các mô hình, tác giả kết luận: TAM khắc phục những hạn chế ủa TRA và TPB. Điểm đặc sắc ảu TAM là dự đoán được sự ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin dựa vào đặc tính của hệ thống. Đồng thời, Đỗ Thị Ngọc Anh (2017) thấy rõ điểm đặc sắc thứ hai của mô hình TAM là cảm nhận về tính hữu dụng vào một hệ thống nào đó sẽ giúp cho con người có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Cuối cùng, TAM nhận định yếu tố cảm nhận dễ sử dụng có tác động tiếp đến nhân tố cảm nhận hữu ích.
Hình 2.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM
Nguồn: Davis và cộng sự (1989a)
2.4.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT)
Venkatesh và cộng sự (2003a) đã xây dựng mô hình UTAUT. Nội dung của mô hình này được xây dựng và phát triển từ 8 nghiên cứu trước TRA, TPB, TAM, SCT, TAM - TPB, IDT (Lý thuyết về sự đổi mới), MM (Mô hình động lực), và MPCU (Mô hình nguồn PC máy tính). Theo nhóm tác giả đây được xem là mô hình tối ưu trong việc giải thích hành vi công nghệ. Nhóm tác giả đã xây dựng mô hình từ việc khác phục những hạn chế từ 8 mô hình trước đó và gom lại thành bốn nhân tố chính bao gồm: (1) Hiệu quả kỳ vọng; (2) Nổ lực kỳ vọng; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Điều kiện thuận lợi. Bốn nhân tố này kết hợp với các biện kiểm soát như giới tính, tuổi, kinh
nghiệm,… ảnh hưởng trực tiếp đến ý định và hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ.
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT)
Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003a)