Tổng quan công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 36)

2.5.1. Công trình ngoài nước

Ngày nay trên khắp các nước, khi bàn luận về các nghiên cứu về ý định sử dụng là mảng đề tài rất phổ biến và được giải thích bằng nhiều mô hình tương ứng với nhiều tác giả khác nhau ở từng thời kỳ khác nhau. Cụ thể năm 1980, Ajzen và Fishbein đã nghiên cứu mô hình TRA (Theory of Reasoned Action - TRA). Nội dung mô hình của tác giả trình bày về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng bao gồm: Thái độ và mức chủ quan. Tiếp đến là mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) được mở rộng hơn từ mô hình TRA là bổ sung thêm nhân tố “Kiểm soát cảm nhận” của (Ajzen, 1991a). Năm 1989, tác giả Davis tiếp tục phát triển các mô hình TRA, TPB tạo ra mô hình chấp nhận công nghệ. Ưu điểm của mô hình này bổ sung thêm các yếu tố như “Cảm nhận dễ sử dụng”, “Cảm nhận hữu dụng” cùng

tác động lên “Thái độ” quyết định đến ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ. Tiếp đến là mô hình lý thuyết về sự đổi mới (IDT), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT), các mô hình nay rất phổ biến khi áp dụng vào trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính.

Shergill và Li (2005), Giovanis và cộng sự (2012), Yiu và cộng sự (2007), Malhotra và Singh (2009), Saibaba và Murthy (2013) có cùng lĩnh vực nghiên cứu về dịch vụ Internet Banking. Những tác giả này có cùng quan điểm và có kết quả nghiên cứu gần như giống nhau và nhận định các nhân tố có ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng” bao gồm giới tính, tuổi, thu nhập…

Năm 2012, Abadi và cộng sự đã vận dụng mô hình TAM, TPB và mô hình chấp nhận rủi ro để thiết lập nên các yếu tố thúc đẩy hay cản trở việc chấp nhận sử dụng Mobile Banking. Kết quả nghiên cứu của tác giả. Công trình nghiên cứu của tác giả đã khẳng định yếu tố rủi ro có tác động ngược chiều đến “Ý định sử dụng” và cũng là nhân tố có tác động mạnh nhất. Ba nhân tố còn lại như “Nhận thức hữu ích”, “Nhận thức kiểm soát” hành vi và “Nhận thức chủ quan” có tác động cùng chiều đến “Ý định sử dụng” dịch vụ Mobile Banking. Bên cạnh đó, một tác phẩm cũng nghiên cứu về ý định sủ dụng dịch vụ Mobile phone nhưng kết hợp các mô hình TAM, TRA và kết hợp các nhân tố “Phù hợp nhiệm vụ”, “Giá trị tiền tệ”, “Kết nối”, “Sáng tạo cá nhân”, “Khả năng tiếp nhận” của tác giả Lee và cộng sự (2012) để giải thích “Ý định sử dụng” của người tiêu dùng.

Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay

Okurut (2006) với công trình nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ cá thể ở Nam Phi. Đối tượng nghiên cứu là những người nghèo, phái nam, người da màu và sinh sống tại ba tỉnh Western Cape, Gauteng Mpumalanga. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng các yếu tố về tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình (số lượng thành viên trong hộ), trình độ, tiêu dùng bình quân có tác động tích cực.

Akram và Hussain (2008) nghiên cứu và khẳng định hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn trong khi tiếp cận tín dụng nông nghiệp kịp thời do thiếu thông tin. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo là vấn đề lớn nhất cản trợ hộ kinh doanh cá thể tiếp cận

với nguồn tín dụng chính thức. Đồng thời, tác giả khẳng định các yếu tố học vấn, thu nhập, lãi suất cũng có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể do học vấn thấp sẽ ít hiểu biết và thiếu cập nhật thông tin, thu nhập không ổn định sẽ cản trợ việc các tổ chức tín dụng duyệt hồ sơ vay cũng như hộ kinh doanh lo sợ không có khả năng thanh toán nợ vay. Lãi suất tiền vay sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn vay. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có quá nhiều rủi ro ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ kinh doanh như điều kiện tự nhiên, khí hậu, lũ lụt, bệnh tật,…không tìm ra nguồn đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp vào mùa thu hoạch, không chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm, bị ép giá,… Chisasa (2019) hoàn toàn cùng quan điểm với Akram và Hussain (2008) nhưng kết quả nghiên cứu thì yếu tố thu nhập có tác động tích cực mạnh nhất và tài sản đảm bảo có tác động tiêu cực lớn nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của cả khách hàng và tổ chức tín dụng

Yehuala (2008) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể ở Ethiopia và nghiên cứu về đặc điểm người cho vay và người đi vay. Kết quả nghiên cứu của tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay vốn bao gồm: nhân khẩu học, kinh tế xã hội, và quá trình guao tiếp xã hội của người đi vay (hộ cá thể như trả lời các câu hỏi phỏng vấn, điều tra trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn) đối với tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, có nhiều nhân tố cản trở đến việc tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể như năng suất, thu nhập, đó là lí do khiến các người nghèo, hộ nghèo khó tiếp cận đến tín dụng chính thức và phải tiếp cận tín dụng phi chính thức (Hananu và cộng sự, 2015). Tác giả Saqib và cộng sự (2018) nhận định yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể lĩnh vực nông nghiệp.

2.5.2. Công trình trong nước

Nguyễn Mai Phương và cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên sinh sống trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên, không gian nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu,

nhóm tác giả đã kết hợp TAM, TPB để xây dựng nên mô hình. Nhóm tác giả có kết quả nghiên cứu như sau: Nhân tố 1: Nhận thức về sự hữu ích; Nhân tố 2: Nhận thức về sự tiện dụng, Nhân tố 3: Thái độ là yếu tố chủ đạo quyết định có nên vay tiêu dùng của sinh viên Hà Nội, Nhân tố 4: tác động từ bạn bè có tác động đến ý định vốn tiêu dùng.

Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay

Trần và Huỳnh (2013) nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụn của hộ kinh doanh cá thể lĩnh vực nông nghiệp. Nhóm tác giả cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản đảm bảo của hộ, diện tích đất thổ cư của hộ có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng. Trình độ học vấn thấp sẽ ít thông tin, thiếu hiểu bei61t về các kênh để tiếp cận với tín dụng chính thức. Giá trị tài sản đảm bảo dùng để thế chấp và TCTD căn cứ vào giá trị tài sản để quyết định cho vay hay không, cho vay số tiền bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc và giá trị tài sản đảm bảo. Diện tích đất thổ cứ càng nhỏ thì giá trị tài sản đảm bảo càng thấp nên cản trở việc TCTD cho vay tiền. Ngược lại tác giả Phan (2013) khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể thực hiện đồng bằng song Cửu Long, tác giả cho rằng do hộ vay tín dụng phi chính thức với mức lãi suất cao, chi phí lãi vay cao nên thúc đẩy hộ kinh doanh tích cực tiếp cận với tín dụng chính thức để được bảo vệ pháp luật và chi phí tiền lãi vay thấp, ưu đãi lãi suất cho từng lĩnh vực, ngành nghề nhất là các gói của chính phủ hỗ trợ nông nghiệp.

Nghiên cứu Trịnh (2015) cùng lĩnh vực giống các tác giả trước, tuy nhiên tác giả khẳng định những chủ hộ trên 50 tuổi khó khăn khi tiếp cận tín dụng do hạn chế thông tin, kiến thức về các nguồn tín dụng, thủ tục hồ sơ vay vốn, hạn chế khi ứng dụng công nghệ thông tin. Ngược lại những chủ hộ nào có trình độ từ bậc đại học trở lên dễ dàng nắm bắt thông tin và tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng.

Nguyen (2007) nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp do khoảng cách từ nhà, nơi canh tác của nông dân đến các tổ chức tín dụng, khoảng cách xa nên TCTD cũng hạn chế, e dè trong quá trình đi thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, ngại trong quá trình thu hồi nợ các hộ nông dân. Ngược lại, Nguyễn

và Phạm (2015) khẳng định khoảng cách địa lý, trình độ học vấn không làm cản trở khả năng tiếp cận tín dụng, chỉ có nhu cầu vay vốn mới là nhân tố tác động mạnh nhất.

Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của cả khách hàng và tổ chức tín dụng

Kết quả nghiên cứu Nguyễn và Phạm (2010) có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể là: địa vị xã hội, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn, nhu cầu vay vốn, lãi suất tiền vay. Đào (2019) nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn vay của hộ kinh doanh cá thể với cách tiếp cận cả hai phía bên cho vay và người đi vay. Kết quả trả về thể hiện có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt là: “điều kiện vay, mục đích vay, trình độ học vấn của người vay, điều kiện kinh tế của khách hàng vay, số lượng lao động trong gia đình người vay, giá trị khoản vay”. Lãi suất không phải là nhân tố chính làm ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp cận nguồn vốn đã tạo ra tính nghịch chiều với kết quả nghiên cứu của Michael (2018) khẳng định rằng lãi suất cản trở không nhỏ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn.

Có những mâu thuẩn lẫn nhau giữa một số kết quả nghiên cứu khi Nguyễn Kim Hùng cho rằng tín dụng hiện nay chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn có pháp nhân nên việc tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể là vô cùng khó khăn.

Theo Đặng Ngọc Đức (2020) khi khảo sát và hỏi 250 hộ từng vay tín dụng đen họ trả lời phần lớn do thiếu thông tin và không có nguồn tin về các quỹ tín dụng chính thức để họ tiếp cận vay vốn khi cần mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lê Duy Trường (2020), tác phẩm: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Sản phẩm nghiên cứu của Lê Duy Trường áp dụng thực tiễn tại quận

Cái Răng của TP Cần Thơ bao gồm Trình độ học vấn, Kinh nghiệm kinh doanh, Thu nhập, Tài sản đảm bảo, Lịch sử vay vốn.

Lê Hoàng Anh (2020) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể”. Lê Hoàng Anh (2020) xác định: “một số quy định về TSĐB, thủ tục vay vốn… đã và đang là trở ngại lớn nhất đối với các hộ

KDCT trong việc tiếp cận tín dụng chính thức. Các TCTD Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thẩm định các hồ sơ vay vốn của hộ KDCT, do các hộ này chưa đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn của TCTD. Khoảng cách địa lý cũng như sự phát triển chưa đồng bộ của dịch vụ ngân hàng số cũng là một trở ngại trong việc tiếp cận các khoản vay của các hộ KDCT. Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng như: Tài sản đảm bảo; Lãi suất vay vốn; Khoảng cách địa lý; Thủ tục vay vốn; Dịch vụ ngân hàng số; Kinh nghiệm kinh doanh của DN siêu nhỏ/hộ kinh doanh; Số năm kinh nghiệm; Thu nhập; Kinh nghiệp của TC tín dụng”.

2.5.3. Nhận xét công trình và khoảng trống nghiên cứu

Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, các biến phụ thuộc mang theo các đối tượng ứng dụng thực tiễn như ngân hàng điện tử ứng dụng nền tảng Website- Internet Banking, ngân hàng ứng dụng trên các thiết bị thông minh Smark Banking hay Mobile Banking trước đây, vay tiêu dùng, sử dụng Thẻ, hay một số đối tượng thuộc phạm trù ngân hàng khác đã được nghiên cứu nhiều. Đã có nhiều công trình công bố từ nghiên cứu hàn lâm đến nghiên cứu ứng dụng với những mức độ chuyên sâu và mức quan tâm khác nhau của khách hàng, nhân viên và nhà quản trị ngân hàng. Riêng đối tượng tiếp cận các gói tín dụng và đặc biệt là đối tượng tín dụng là hộ kinh doanh cá thể là một trong những loại đối tượng khách hàng đông đảo ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì chưa được quan tâm tìm hiểu, lắng nghe vào đưa vào tầm nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng. Điều này cũng đang được bỏ ngỏ tại nhiều ngân hàng thương mại nói chung và tại ngân hàng BIDV Bà Rịa nói riêng. Bản thân là một thành viên đang công tác tại ngân hàng này, nhận thấy sự bỏ ngỏ này cũng như có những lợi thế hiểu biết và tiếp cận được một cách đầy đủ và có thể triển khai nhanh chóng việc nghiên cứu để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm tại không gian nghiên cứu này là điều mà tác giả cảm thấy nên sớm thực hiện để giúp ích cho chính nơi mình đang làm việc và gắng bó được tốt hơn nữa trong tương lai.

2.6. Mô hình nghiên cứu dự kiến

2.6.1. Lựa chọn lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu

Tiếp cận tín dụng là chủ đề vẫn còn ít người quan tâm nghiên cứu và công bố các sản phẩm nghiên cứu của mình kể cả là nguồn tín dụng chính thức, phi chính thức hay bán chính thức. Truyền thống nghiên cứu dù là hàn lâm hay thực nghiệm đều cho thấy các nghiên cứu sau thường phát triển một nhánh sản phẩm nào đó của nghiên cứu trước. Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu tạo ra được các tri thức hoàn toàn mới mẻ. Trên cơ sở của tám mô hình đã được các tác giả đi trước và nghiên cứu trước đó, mô hình UTAUT đã tối đa hóa trong việc tìm lời giải thích về hành vi dùng công nghệ của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi mô hình đều có những điểm ưu việt và những điểm tồn tại của nó, UTAUT hay TAM hoặc TRA cũng còn những điểm yếu trong quá trình giải thích về ý định hành vi khách hàng. Theo đó, tác giả chọn lựa TPB để làm mô hình cơ sở cho quá trình nghiên cứu cùng với việc phối hợp với những điểm ưu việt có trong mô hình UTAUT về các dữ liệu và dữ kiện nghiên cứu chính thức.

2.6.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến

Những nền tảng lý thuyết quan trọng đã được tác giả vận dụng để tìm kiếm câu trả lời về hành vi tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam nói chung và tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa. Trong đó, Tác giả Ajzen (1985) và Venkatesh (2003) đã xây dựng nên hai cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và chấp nhận công nghệ.

Việc kết hợp giữa UTAUT và TPB đã cho phép đưa ra các biến phụ thuộc để hình thành nên mô hình tiếp cận tín dụng chính thức với các biến gồm: “Tài sản đảm bảo”, “Thu nhập của hộ kinh doanh cá thể”, “Kinh nghiệm của chủ hộ”, “Khoảng cách địa lý”, “Lãi suất vay vốn”, “Thủ tục vay vốn”, “Kinh nghiệm của NHTM” nhằm tác động đến “Khả năng tiếp cận vốn chính thức của hộ kinh doanh cá thể”.

Sau khi đọc và nghiên cứu những công trình khoa học có liên quan, tác giả đối sánh và nhận thấy rằng hướng nghiên cứu phát triển luận văn này có sự tương đồng với nghiên cứu tác giả Lê Hoàng Anh (2020) và sự tương đồng thể hiện rõ khi tác giả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 36)