Những nền tảng lý thuyết quan trọng đã được tác giả vận dụng để tìm kiếm câu trả lời về hành vi tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam nói chung và tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa. Trong đó, Tác giả Ajzen (1985) và Venkatesh (2003) đã xây dựng nên hai cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và chấp nhận công nghệ.
Việc kết hợp giữa UTAUT và TPB đã cho phép đưa ra các biến phụ thuộc để hình thành nên mô hình tiếp cận tín dụng chính thức với các biến gồm: “Tài sản đảm bảo”, “Thu nhập của hộ kinh doanh cá thể”, “Kinh nghiệm của chủ hộ”, “Khoảng cách địa lý”, “Lãi suất vay vốn”, “Thủ tục vay vốn”, “Kinh nghiệm của NHTM” nhằm tác động đến “Khả năng tiếp cận vốn chính thức của hộ kinh doanh cá thể”.
Sau khi đọc và nghiên cứu những công trình khoa học có liên quan, tác giả đối sánh và nhận thấy rằng hướng nghiên cứu phát triển luận văn này có sự tương đồng với nghiên cứu tác giả Lê Hoàng Anh (2020) và sự tương đồng thể hiện rõ khi tác giả này nghiên cứu chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể”. Song phạm vi nghiên cứu của tác giả này rộng lớn hơn trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, tác giả sẽ kiểm định lại để xem mô hình nghiên cứu này có thể ứng dụng được tại thực tiễn của ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa hay không. Cụ thể, bên cạnh các chỉ báo tương ứng với các thang đo, tác giả sẽ bổ sung thông tin về nhân khẩu học gồm mức thu nhập, trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính. Các thang đo và số lượng các chỉ báo được thống kê như sau đây:
STT Thang đo Số lượng các chỉ báo
1. “Tài sản đảm bảo” 3
2. “Thu nhập” 3
3. “Kinh nghiệm của chủ hộ” 3
4. “Khoảng cách giữa hộ kinh doanh với trung
tâm cung cấp tín dụng” 3
5. “Lãi suất” 3
6. “Thủ tục triển khai tiếp cận tín dụng” 3
7. “Kinh nghiệm TCTD” 3
8. “Ngân hàng số” 5
9. “Khả năng tiếp cận tín dụng NHTM của hộ
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất