Bàn luận về nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 88)

4.6.2.1. Lãi suất vay vốn

Yếu tố “Lãi suất vay vốn” có hệ số hồi quy 0,363 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,363 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ogolla (2013) cho rằng: “khi cho rằng lãi suất vay vốn càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình càng giảm đi và ngược lại lãi suất vay vốn càng thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ cá thể càng cao”.

Lãi vay luôn là bài toán đau đầu dành cho người đi vay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng khoản vay hiệu quả, vừa trả được lãi vừa có được lợi nhuận dương sau thuế. Đối với kinh tế hộ gia đình thì lãi vay càng khó giải quyết hơn nếu mức lãi suất quá cao. Người đi vay cần tránh trường hợp mất kiểm soát lãi vay và khoản vốn phải trả lại cho ngân hàng vào cuối tháng và vào độ đáo hạn. Để tránh được trường hợp nợ chồng nợ, lãi chồng lên lãi dẫn đến vi phạm hợp đồng vay và phải trả khoản tiền phạt chậm nộp dẫn đến mất luôn nguồn vốn ban đầu. Vì vậy, khi chi phí lãi vay vượt một ngưỡng nào đó thì hộ kinh doanh cá thể sẽ quay lưng với nguồn tín dụng vì e ngại khả năng không thể quản trị được các rủi ro.

4.6.2.2. Thu nhập

Yếu tố “Thu nhập” có hệ số hồi quy 0,336 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,336 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kết quả này thống nhất với kết quả của Chauke và cộng sự (2013), Dao và cộng sự (2016), Ha (2015). Tác giả có cùng quan điểm với Chauke và cộng sự (2013), Dao và cộng sự (2016), Ha (2015): “Khi cho vay bất kỳ khách hàng nào, các TCTD đều phải xét đến các nguồn tài trợ để có thể hoàn trả nợ và thêm các phần chi phí của khoản vay như chi phí lãi vay. Trong đó, thu nhập hàng tháng là một nguồn quan

trọng vì đây là nguồn tài trợ ổn định, mang tính lâu dài và có thể trích tiết kiệm. Bởi vì các hộ gia đình không phân biệt đâu là vốn của từng người và đâu là vốn hoặc thu nhập của toàn bộ gia đình nên thu nhập hàng tháng của chủ hộ cũng góp phần nói lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đó. Theo đó, thu nhập hàng tháng càng cao thì hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh càng lớn, rủi ro mất vốn của TCTD cũng sẽ được giảm thiểu”.

4.6.2.3. Kinh nghiệm của NHTM

Yếu tố “Kinh nghiệm của NHTM” có hệ số hồi quy 0,325 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,325 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ogolla (2013), Dao và cộng sự (2016), Duy và cộng sự (2012) khi cho rằng: “Kinh nghiệm của ngân hàng càng tăng thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình càng lớn. Các ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm, có vốn nhà nước như BIDV, Vietcombank, Agribank…có quy mô vốn lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo cùng mạng lưới khách hàng và đối tác rộng khắp tích lũy qua nhiều năm hoạt động”.

4.6.2.4. Thủ tục vay vốn

Yếu tố “Thủ tục vay vốn” có hệ số hồi quy 0,282 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,282 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của Frangos và cộng sự (2012), Nguyễn Phúc Chánh (2016) cùng nhận định: “Các loại giấy tờ, chứng từ, bảng kế hoạch, giấy chứng nhận và một số giấy tờ thủ tục khác đang trở thành một rào cản đối với hộ khi nhiều chủ hộ không nắm được mình cần chuẩn bị những loại thủ tục nào, gây ra việc phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, gia tăng thêm ảnh hưởng xấu của khoảng cách địa lý lên khả năng tiếp cận tín dụng. Hơn nữa, tại một số TCTD quy trình, thủ tục xử lý còn chậm dù chủ hộ đã xuất trình đầy đủ và

chính xác các bộ chứng từ giấy tờ để xin cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến mức độ kịp thời của nguồn vốn”.

4.6.2.5. Tài sản đảm bảo

Yếu tố “Tài sản đảm bảo” có hệ số hồi quy 0,264 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1 điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,264 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Một kết quả khá hiễn nhiên và dễ nhận thấy trong thực tế rằng, khi độ lớn của tài sản bảo đảm tăng lên thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể càng tăng. Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với nghiên cứu của Fatoki và Odeyemi (2010); Fatoki và Asah (2011); Kira và He (2012) có cùng nhận định và hoàn toàn giống với thông tư 36/2014/TT-NHNN: “Những ngân hàng khi cho vay có tài sản đảm bảo sẽ giảm thiểu được rủi ro cho khoản tín dụng, hệ số rủi ro khi tính hệ số an toàn vốn của TCTD cũng giảm đi do đó ngân hàng dễ dàng chấp thuận hơn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh đó. Đồng thời, về phía hộ gia đình, những hộ gia đình có tài sản đảm bảo sẽ dễ dàng vay được những khoản vay lớn, phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh. Tài sản thế chấp cũng là công cụ hữu hiệu để giải quyết hậu quả nếu có rủi ro gây ra nợ xấu xảy ra. Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo càng lớn, TCTD càng dễ chấp thuận khoản vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình”. Như vậy, giá trị tài sản bảo đảm tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay nói chung và nguồn vốn dành cho hộ kinh doanh cá thể nói riêng. Điều này cho thấy có khả năng chuyển đổi rất cao giữa giá trị tài sản với khoản tiền mặt, đây là điều thuận lợi mà ít người nhận ra cũng như ít có tổ chức tín dụng nào có thể tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là hộ cá thể có thể chuyển đổi được khoản tài sản khó giải ngân, khó thanh khoản thành tiền mặt một cách thuận lợi và nhanh chóng như loại hình cho vay này.

4.6.2.6. Kinh nghiệm của chủ hộ

Yếu tố “Kinh nghiệm của chủ hộ” có hệ số hồi quy 0,153 và có quan hệ cùng chiều với Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể, Khi yếu tố này tăng 1

điểm thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tăng 0,153 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Ta có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để xác định rằng yếu tố “Số năm kinh nghiệm của chủ hộ kinh doanh cá thể” có tác động tích cực cùng chiều đến biến “Khả năng tiếp cận tín dụng” của hộ kinh doanh cá thể đó.

Kết quả này thống nhất với kết quả nghiên cứu của Thuku (2017), Nguyen (2018), Dao và cộng sự (2016): “Chủ hộ gia đình có nhiều năm hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ trải nghiệm nhiều hơn những tình huống có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, từ đó lường trước được các rủi ro có thể xảy đến, tránh được tình trạng mất vốn, giảm rủi ro cho những khoản tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa, kinh nghiệm kinh doanh cũng giúp chủ hộ có thể có được những phương án kinh doanh tối ưu hơn, nắm bắt được thị trường và phân khúc khách hàng tốt hơn từ những trải nghiệm cả thành công và thất bại của mình. Đồng thời, những người có nhiều kinh nghiệm cũng có khả năng sẽ thông thạo hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn, đáp ứng các điều kiện của TCTD, bao gồm cả tài sản đảm bảo có thể đã tích lũy được trong thời gian kinh doanh của mình”.

Tóm tắt chương 4

Các kết quả nghiên cứu cơ bản và chính thức đã được thực hiện và trình bày tại chương này. Các kết quả điển hình của một công trình nghiên cứu đã được tính toán kỹ lưỡng là kết quả phân tích Cronbach’s Alphavà kết quả phân tích EFA, kết hợp kiểm định mô hình và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 06 biến độc lập lập X2, X3, X4, X5, X6, X7 có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể (Y) vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.< 0,05). Các giả thuyết trong nghiên cứu: H2, H3, H4, H5, H6 và H7 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Dưa vảo kết quả nghiên cứu trình bày chương 4, tác giả tiến hành đưa ra các hàm ý quản trị cho chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Luận văn đã xác định và đo lường các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố theo thứ tự giảm dần là: Lãi suất vay vốn (X6); Thu nhập (X5); Kinh nghiệm của NHTM (X7); Thủ tục vay vốn (X3); Tài sản đảm bảo (X2); Kinh nghiệm của chủ hộ (X4) lần lượt là: 21%; 19,5%; 18,9%; 16,4%; 15,3%; 8,9%.

5.2. Hàm ý quản trị

5.2.1. Về Lãi suất vay vốn

Lãi suất được xem là khoản chi phí quản trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh. Trên thực tế lãi suất vay vốn có năm lên đến 20% và do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid nên kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh không ổn định. Mặc dù trong giai đoạn dịch bệnh Covid nhà nước đã có nhiều gói tín dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp là chính còn hộ kinh doanh cá thể thì chưa được quan tâm đúng mức. Chính thì thế, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực mũi nhọn của địa phương như trồng trọt, chăn nuôi,…

Tất cả những người đi vay hay muốn vay vốn đều rất lo lắng về lãi suất ngân hàng, chi phí lãi vay. Vì hàng kỳ, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh lợi nhuận phải cao hơn chi phí lãi vay thì các hộ cá thể mới tự tin vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng do hiện nay tình hình dịch bệnh Covid đang hoành hành và tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh không ổn đinh, đầu ra tiêu thụ còn chưa chủ động nên rất nhiều hộ nông dân không yên tâm nên rất e dè trong vấn đề tiếp cận tín dụng vì lo không trở được tiền vay, mất luôn tài sản đảm bảo. Do đó, để các hộ cá thể yên tâm tiếp cận tín dụng thì vấn đề lãi suất cũng như các chính sách hỗ trợ của ngân hàng cần phải rõ ràng, chi tiết, giải thích cho hộ kinh doanh cá thể hiểu và sẳn sàng vay vốn làm ăn.

5.2.2. Thu nhập

Thu nhập là nguồn trả nợ chính cho các khoản tín dụng của hộ cá thể, tuy nhiên dịch bệnh Covid vừa qua làm cho tình hình kinh doanh của hộ cá thể trên địa bàn tỉnh hầu như lỗ kinh kinh doanh. Cụ thể nhãn, thanh của Xuyên Mộc, bưởi da xanh trên

khu vực Hắc Dịch,… đến mùa thu hoạch mà không có buôn lái đến mua. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã kết hợp với các tổ chức Đoàn thể kêu gọi người dân ủng hộ người nông dân. Tác giả đề xuất cùng quan điểm với Dao và cộng sự (2016), Ha (2015) cho rằng: “Các TCTD Việt Nam nên đẩy mạnh các dịch vụ kèm theo khoản tín dụng như tiết kiệm định kỳ phục vụ tài trợ hoàn trả tín dụng”. Tóm lại BIDV Bà Rịa cần có những gói sản phẩm giúp cho hộ kinh doanh cá thể có nhiều lựa chọn trong quá trình trả nợ vay cho ngân hàng. Các chính sách của ngân hàng cần rõ ràng, giải thích thấu đáo cho hộ kinh doanh cá thể vì họ ít tiếp cận nhiều thông tin bên ngoài nên rất e dè trong việc vay, thế chấp,… vì sợ mất luôn tài sản đảm bảo.

5.2.3. Kinh nghiệm của NHTM

Sự chuyên nghiệp cũng như kinh nghiệm của nhân viên trọng BIDV Bà Rịa co ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể. Do đó, ngân hàng phải ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và có sự canh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. Do đó, các công việc BIDV Bà Rịa cần phải làm: nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện tại an toàn, bảo mật thông tin và nhanh chóng tiện lợi trong mọi giao dịch, có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi, có nhiều kênh truyền thông quảng bá các sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả nhất sẽ tạo niềm tin, nâng cao sự hiểu biết của hộ kinh doanh về tín dụng của BIDV Bà Rịa giúp họ an tâm vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quan điểm của hộ kinh doanh cá thể đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân họ sợ bị siết nợ, hay phát mãi tài sản đảm bảo, sợ nhiều thủ tục rườm rà và sợ ký kết quá nhiều giấy tờ có liên quan đến vay vốn và thế chấp tài sản. Chính vì thế, các chuyên viên ngân hàng phải nhất quán trong cách hướng dẫn, trả lời, tư vấn, giải thích rõ ràng để hộ kinh doanh cá thể am hiểu cụ thể công việc mình đang làm,… tạo sự yên tâm khi hộ kinh doanh vay vốn làm ăn.

5.2.4. Thủ tục vay vốn

Trong khu vực thành phố Bà Rịa, thành phần hộ kinh doanh cá thể tập trung vào các ngành nghề như: làng nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi nên các kiến thức cũng như hiểu biết về thủ tục vay vốn của ngân hàng còn xa lạ với hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, thủ tục vay vốn tại ngân hàng nên làm bảng hướng dẫn cụ thể các bước ghi

trên các các tờ rơi phát trực tiếp cho các hộ kinh doanh cá thể đến làm việc tại ngân hà hoặc cử các cán bộ ngân hàng về các làng nghề thủ công, làng trồng rau, chăn nuôi… đến phát tờ rơi và hướng dẫn chi tiết cũng như giải đáp những thắc mắc của hộ kinh doanh để họ yên tâm vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cán bộ ngân hàng phải làm thế nào để đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Đồng thời, bộ phận tín dụng chuyên nghiệp, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Do phần lớn hộ kinh doanh đến vay vốn có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, nông nghiệp, trồng trọt, làng nghề thủ công,… nên kiến thức am hiểu về thủ tục vay vốn không sâu, mặc dù đã đủ giấy tờ hướng dẫn nhưng đôi khi hộ kinh doanh đi vay vốn chưa rõ nên cần được tư vấn, giải đáp cụ thể rõ ràng, nhiệt tình và chuyên nghiệp sẽ giúp hộ an tâm vay vốn kinh doanh.

5.2.5. Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo rất quan trọng khi TCTD quyết định cho hộ kinh doanh cá thể vay vốn. Mặc dù đất đai rất nhiều nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng rọt, chăn nuôi,… nhưng đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm nên thẩm định giá không cao. Về việc này, nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi có hiệu lực từ ngày 25/10/2018 đã có quy định: “Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay vốn từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, còn cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng. Nghị định

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 88)