Công trình trong nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 38 - 41)

Nguyễn Mai Phương và cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên sinh sống trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên, không gian nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu,

nhóm tác giả đã kết hợp TAM, TPB để xây dựng nên mô hình. Nhóm tác giả có kết quả nghiên cứu như sau: Nhân tố 1: Nhận thức về sự hữu ích; Nhân tố 2: Nhận thức về sự tiện dụng, Nhân tố 3: Thái độ là yếu tố chủ đạo quyết định có nên vay tiêu dùng của sinh viên Hà Nội, Nhân tố 4: tác động từ bạn bè có tác động đến ý định vốn tiêu dùng.

Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay

Trần và Huỳnh (2013) nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụn của hộ kinh doanh cá thể lĩnh vực nông nghiệp. Nhóm tác giả cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản đảm bảo của hộ, diện tích đất thổ cư của hộ có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng. Trình độ học vấn thấp sẽ ít thông tin, thiếu hiểu bei61t về các kênh để tiếp cận với tín dụng chính thức. Giá trị tài sản đảm bảo dùng để thế chấp và TCTD căn cứ vào giá trị tài sản để quyết định cho vay hay không, cho vay số tiền bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc và giá trị tài sản đảm bảo. Diện tích đất thổ cứ càng nhỏ thì giá trị tài sản đảm bảo càng thấp nên cản trở việc TCTD cho vay tiền. Ngược lại tác giả Phan (2013) khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể thực hiện đồng bằng song Cửu Long, tác giả cho rằng do hộ vay tín dụng phi chính thức với mức lãi suất cao, chi phí lãi vay cao nên thúc đẩy hộ kinh doanh tích cực tiếp cận với tín dụng chính thức để được bảo vệ pháp luật và chi phí tiền lãi vay thấp, ưu đãi lãi suất cho từng lĩnh vực, ngành nghề nhất là các gói của chính phủ hỗ trợ nông nghiệp.

Nghiên cứu Trịnh (2015) cùng lĩnh vực giống các tác giả trước, tuy nhiên tác giả khẳng định những chủ hộ trên 50 tuổi khó khăn khi tiếp cận tín dụng do hạn chế thông tin, kiến thức về các nguồn tín dụng, thủ tục hồ sơ vay vốn, hạn chế khi ứng dụng công nghệ thông tin. Ngược lại những chủ hộ nào có trình độ từ bậc đại học trở lên dễ dàng nắm bắt thông tin và tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng.

Nguyen (2007) nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp do khoảng cách từ nhà, nơi canh tác của nông dân đến các tổ chức tín dụng, khoảng cách xa nên TCTD cũng hạn chế, e dè trong quá trình đi thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, ngại trong quá trình thu hồi nợ các hộ nông dân. Ngược lại, Nguyễn

và Phạm (2015) khẳng định khoảng cách địa lý, trình độ học vấn không làm cản trở khả năng tiếp cận tín dụng, chỉ có nhu cầu vay vốn mới là nhân tố tác động mạnh nhất.

Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của cả khách hàng và tổ chức tín dụng

Kết quả nghiên cứu Nguyễn và Phạm (2010) có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể là: địa vị xã hội, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn, nhu cầu vay vốn, lãi suất tiền vay. Đào (2019) nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn vay của hộ kinh doanh cá thể với cách tiếp cận cả hai phía bên cho vay và người đi vay. Kết quả trả về thể hiện có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt là: “điều kiện vay, mục đích vay, trình độ học vấn của người vay, điều kiện kinh tế của khách hàng vay, số lượng lao động trong gia đình người vay, giá trị khoản vay”. Lãi suất không phải là nhân tố chính làm ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp cận nguồn vốn đã tạo ra tính nghịch chiều với kết quả nghiên cứu của Michael (2018) khẳng định rằng lãi suất cản trở không nhỏ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn.

Có những mâu thuẩn lẫn nhau giữa một số kết quả nghiên cứu khi Nguyễn Kim Hùng cho rằng tín dụng hiện nay chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn có pháp nhân nên việc tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể là vô cùng khó khăn.

Theo Đặng Ngọc Đức (2020) khi khảo sát và hỏi 250 hộ từng vay tín dụng đen họ trả lời phần lớn do thiếu thông tin và không có nguồn tin về các quỹ tín dụng chính thức để họ tiếp cận vay vốn khi cần mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lê Duy Trường (2020), tác phẩm: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Sản phẩm nghiên cứu của Lê Duy Trường áp dụng thực tiễn tại quận

Cái Răng của TP Cần Thơ bao gồm Trình độ học vấn, Kinh nghiệm kinh doanh, Thu nhập, Tài sản đảm bảo, Lịch sử vay vốn.

Lê Hoàng Anh (2020) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể”. Lê Hoàng Anh (2020) xác định: “một số quy định về TSĐB, thủ tục vay vốn… đã và đang là trở ngại lớn nhất đối với các hộ

KDCT trong việc tiếp cận tín dụng chính thức. Các TCTD Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thẩm định các hồ sơ vay vốn của hộ KDCT, do các hộ này chưa đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn của TCTD. Khoảng cách địa lý cũng như sự phát triển chưa đồng bộ của dịch vụ ngân hàng số cũng là một trở ngại trong việc tiếp cận các khoản vay của các hộ KDCT. Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng như: Tài sản đảm bảo; Lãi suất vay vốn; Khoảng cách địa lý; Thủ tục vay vốn; Dịch vụ ngân hàng số; Kinh nghiệm kinh doanh của DN siêu nhỏ/hộ kinh doanh; Số năm kinh nghiệm; Thu nhập; Kinh nghiệp của TC tín dụng”.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa (Trang 38 - 41)