Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức (Trang 92 - 93)

- Loại B: Cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Loại C: Cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ.

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

bộ, cơng chức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Về định hướng lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu then chốt trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII xác định mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ: Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn được coi là một

trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội còn xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới, nền hành chính hiện đại khơng thể khơng có những cán bộ

chun nghiệp, tinh thơng, siêng năng trên tinh thần phục vụ nhân dân. Xuất phát từ mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Cần phải tập trung sức mạnh và trí tuệ của tồn đảng, tồn dân trong việc đổi mới, cải cách đội ngũ cán bộ, công chức. Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã nêu rõ: Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lịng của người dân, doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá và Đánh giá cán bộ, công chức phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ. Người đứng đầu cơ quan trong bộ máy nhà nước phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức, cán bộ. Có chế tài xử lý thích đáng những cán bộ vi phạm pháp luật, nhất là cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý.

Ngồi ra, ngày 08 tháng 11 năm 2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, trong đó một trong năm mục tiêu trọng tâm là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,

năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển đất nước. Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nói chung và bộ

máy hành chính nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công tác của đội ngũ cán bộ, công chức. Công chức được đào tạo nghiêm túc, có đầy đủ phẩm chất, năng lực là yếu tố có tính quyết định trong cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức (Trang 92 - 93)