Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức (Trang 109 - 114)

- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực

4- Hoàn thiện bảng đánh giá sơ sài, thiếu nghiêm túc

3.3.3. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường tuyên truyền, nang cao nhận thức của công chức về tầm quan trọng của công tác đánh giá, yêu cầu thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cơng chức cụ thể và chi tiết hơn cho từng vị trí cơng việc.

3.3.3. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ ChíMinh Minh

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố, chỉ đạo công tác đánh giá cơng chức tại Sở.

Khuyến khích người dân đóng góp về thái độ phục vụ và năng lực giải quyết công việc của công chức.

Việc kiểm tra, khảo sát công tác đánh giá công chức cần được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo hoạt động đánh giá công chức được thực hiện đúng mục đích, kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực của công chức và hiệu quả làm việc của cơ quan, đơn vị.

Tiểu kết chương 3

Đánh giá công chức hàng năm là nội dung bắt buộc trong chương trình cơng tác của các cơ quan hành chính nhà nước, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý công chức. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất kỳ cá nhân, cơ quan nào cũng làm đúng, đem lại hiệu quả cao.

Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu công tác đánh giá công chức tại Sở Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh, trong phạm vi nghiên cứu, tác giải xin đề xuất một số giải pháp tâm huyết nhất, mang tính thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cơng tác đánh giá công chức tại Sở Tài nguyên và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các địa phương, cơ quan khác trên cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước, việc xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu quả, một đội ngũ cơng chức có năng lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Do đó, để xây dựng một nền hành chính hiện đại, ngay cả những người làm công tác quản lý phải khơng ngừng hồn thiện bản thân hơn nữa, phải có sự nhìn nhận và thích ứng với cái mới, dám thừa nhận những yếu kém và mạnh dạn thay đổi.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức. Trong đó, đánh giá công chức là nội dung cơ bản và quan trọng để xây dựng đội ngũ cơng chức tinh nhuệ, hiện đại, góp phần đẩy mạnh hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Kết quả đánh giá cơng chức được nhìn nhận với vai trị là cơ sở cho các quyết định nhân sự: Đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm công chức, hướng tới mục tiêu cao hơn là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Thực tế hiện nay, hoạt động thực thi công vụ của cơng chức, cơng tác quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước tồn tại nhiều bất cập, hạn chế; công tác đánh giá công chức chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu về cải cách hành chính nhà nước. Chính vì vậy, việc cải tiến, hồn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đánh giá công chức trong thời gian tới cần được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, khoa học và hệ thống hơn nữa nhằm giải quyết triệt để các hạn chế còn vướng mắc, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu về quản lý nhân sự hành chính nhà nước và góp phần vào cơng cuộc cải cách nền công vụ nước ta.

Việc đánh giá công chức không chỉ là cơ sở để ban hành các quyết định cụ thể, ngắn hạn về sử dụng, quản lý nhân sự mà đó là một q trình liên tục nhằm xây dựng, hoàn thiện, củng cố sự phát triển vững chắc của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Công tác đánh giá là cơ sở để quy hoạch cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển của đội ngũ nhân sự hành chính, đồng thời, đánh giá liên tục nhằm theo dõi và tạo điều kiện giúp đỡ kịp thời cho con đường phát triển chức nghiệp của công chức.

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đánh giá công chức là một yêu cầu khó khăn, cần có thời gian và sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp, ngành, các cơ quan cấp trên. Nếu biết áp dụng và quán triệt một cách hiệu quả bằng những biện pháp cụ thể từ nhận thức tới hành động sẽ khắc phục được tình trạng kém hiệu quả và giúp cơng tác đánh giá cơng chức phát huy hiệu quả vốn có của nó.

Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước, Luận văn Thạc sĩ của tác giả đã chọn nghiên cứu thực tế tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với lý luận và thực tiễn, học tập, nghiên cứu các cơng trình khoa học trước đó, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn tại Sở, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đánh giá công chức làm tiền đề vững chắc cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức (Trang 109 - 114)