Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 75 - 81)

- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,

3.1. Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật

và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã

hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Việt Nam là đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Đồng thời trong bối cảnh kinh tế xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt, chịu tác động mạnh của không ít khó khăn, thách thức như: Vấn đề già hoá dân số, tác động của biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác nhau (như: dịch bệnh truyền nhiễm trên người, vật nuôi; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, nhóm dân cư có xu hướng rộng ra...) làm gia tăng số người cần TGXH, trong đó có NCT. Hiện nay số người cần TGXH của Việt Nam rất lớn, khoảng hơn 1/5 dân số cả nước, trong đó có 13 triệu NCT, chiếm 12% dân số.

Trong đó già hóa dân số là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi nhân khẩu lớn nhất hiện nay; sự biến đổi nhân khẩu do già hóa dân số đang và sẽ tạo nên những tác động lớn đến đời sống KT-XH của mỗi địa phương. Tốc độ “già hóa dân số” nhanh sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hệ thống ASXH, việc làm, tuổi nghỉ hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống… ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, đặc biệt là NCT - thuộc nhóm yếu thế thì công tác TGXH lại càng cần phải được quan tâm nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập,

chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản. Yêu cầu, thách thức đặt ra là cần phải có một hành lang pháp lý đủ rộng, phù hợp để xây dựng một xã hội thích ứng với giai đoạn “già hóa dân số” của đất nước. Lai Châu là địa phương miền núi, biên giới cũng không nằm ngoài xu hướng và chịu những tác động, ảnh hưởng đó.

Đồ thị 3.1. Tháp dân số Việt Nam 2018, 2040

(Nguồn: Minh họa từ số liệu của Tổng cục Thống kê)

Bên cạnh đó, trong những năm qua, chế độ TGXH đối với NCT luôn được coi là một trong những chính sách cơ bản của hệ thống ASXH ở Việt Nam. Nếu xem xét TGXH trên bình diện rộng thì Việt Nam đã có hàng chục chính sách TGXH trực tiếp cho NCT hoặc lồng ghép trong nhiều chương trình khác (người khuyết tật, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác...), do nhiều bộ, ngành làm đầu mối quản lý, ở cấp tỉnh như Lai Châu thì do nhiều sở, ngành quản lý (Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc, Mặt Trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội...). Đó là cơ hội cho NCT, nhất là NCT là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng cũng là bất cập trong hoạch định và triển khai thực hiện chính sách TGXH ở nước ta.

thấy, mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi vẫn chưa đạt được, do mức độ bao phủ đối tượng còn thấp, mức hưởng chưa đáp ứng nhu cầu sống của người cao tuổi. Bên cạnh đó, diễn biến kinh tế những năm gần đây, đặc biệt là lạm phát tăng cao và diễn biến phức tạp, đã và đang ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, làm giảm đi ý nghĩa của các chính sách xã hội, nhất là đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có người cao tuổi, người cao tuổi đặc biệt khó khăn, người cao tuổi dân tộc thiểu số nghèo.

Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc NCT là việc làm cần thiết, đó không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân, từng gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực nhằm hỗ trợ tốt nhất cho NCT thực hiện các chức năng xã hội của mình. Chính sách xã hội chính là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò đó. Trong các văn kiện Đại hội Đảng IX, X, XI, XII, XIII đều đề cập vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân và các nhóm yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy, các quan điểm, chủ trương của Đảng là cơ sở cho các văn bản luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với NCT.

Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm các quyền lợi về vật chất và tinh thần của NCT. Trong đó có các văn bản pháp luật chung liên quan đến NCT và các CSXH đối với NCT trên một số lĩnh vực. Hiến pháp năm 2013 đã đề cập một cách đầy đủ và khẳng định mục tiêu phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm bình đẳng, công bằng cho mọi thành viên trong xã hội, lần đầu tiên thuật ngữ “Người cao tuổi” được nhắc đến trong bản Hiến pháp năm 2013 tại khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 37.

Đồng thời, nhiều văn bản liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc cho nhóm yếu thế trong xã hội trong đó có NCT đã được ban hành nhưng bị hạn chế bởi điều kiện kinh tế khó khăn của địa phương; mặt khác, nhóm đối tượng cần chăm sóc quá đông do yếu tố chiến tranh để lại,

đặc điểm vùng miền, địa hình, giao thông... nên sự phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện chăm sóc gần như chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, thiếu thốn nhà cửa, phương tiện và trang thiết bị phục vụ. Cơ sở BTXH công lập đầu tiên và duy nhất của tỉnh được đầu tư từ nhiều năm trước, hiện nay đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu hoặc thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho các đối tượng, cần phải được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa và trang bị. Công tác quản lý cũng đang gặp nhiều bất cập do cơ chế quản lý kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động TGXH. Những vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác TGXH hiện nay ở Lai Châu, nhất là cho NCT.

Các chính sách TGXH được xây dựng, thực hiện dựa vào ngân sách địa phương là chủ yếu. Nhưng trong bối cảnh chi tiêu dùng hiện nay, khi giá điện, xăng, thực phẩm đều có xu hướng tăng thì mức hỗ trợ như đang thực hiện ở tỉnh Lai Châu là thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của đối tượng được trợ cấp, cần phải sớm được điều chỉnh. Nhìn rộng ra thì đã có nhiều địa phương trong cả nước, trong khu vực các tỉnh Tây Bắc có điều kiện kinh tế tương đồng cũng ban hành chính sách riêng để mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng, tăng mức trợ cấp xã hội, tăng mức hỗ trợ mai táng phí… cao hơn mức chuẩn quy định của Chính phủ. Và cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững thì tỉnh Lai Châu, các địa phương trong tỉnh cần phải quan tâm, chú trọng hơn nữa việc thực thi cho đầy đủ và kịp thời các chính sách pháp luật về TGXH đối với NCT.

Mục đích lớn nhất của việc hoàn thiện pháp luật TGXH cho NCT đó chính là tạo hành lang pháp lý để việc chăm sóc, đảm bảo quyền lợi cho NCT được tốt hơn. Nhà nước đề ra các quy định về TGXH cho NCT. Tuy nhiên, kèm theo đó là một số điều kiện mà NCT, nhất là NCT người trên 80 tuổi phải đáp ứng, trong đó có điều kiện là đối tượng phải thuộc hộ nghèo, hoặc NCT

từ 75-80 tuổi thuộc diện hộ nghèo nhưng phải sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP). Đối với một số địa phương phát triển trong tỉnh (như thành phố Lai Châu, huyện Tân Uyên), mặc dù hoàn cảnh của một số NCT rất khó khăn, không đủ điều kiện về kinh tế để duy trì các sinh hoạt hằng ngày do mức sống ở địa phương họ cao, nhưng nếu so với các địa phương khác (như Nậm Nhùn, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ) thì họ không thuộc hộ nghèo, do đó họ không được hưởng đầy đủ quyền TGXH. Vì vậy, nhu cầu hoàn thiện pháp luật TGXH cho NCT tuổi cần phải hướng đến mục đích chăm sóc cho NCT được tốt hơn theo đúng chủ trương của Đảng (Thông báo Kết luận 305-TB/TW ngày 03/02/2010 của Ban Bí thư TW (khoá X) về Kết quả thực hiện Chỉ thị 59 -CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Bí thư (khoá VII) “về chăm sóc NCT”).

Hoàn thiện pháp luật TGXH cho NCT phải gắn với thực tiễn, gắn với khả năng có thể thực hiện được của ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội, phải đảm bảo việc thực thi trên thực tế, nhưng cũng phải đảm bảo tối thiểu nhu cầu của NCT, không nên cào bằng giữa các địa phương ngay trong một tỉnh. Việc hoàn thiện pháp luật TGXH cho NCT phải bảo đảm hài hòa giữa nhu cầu hưởng của đối tượng với sự phát triển KT-XH của đất nước, của từng địa phương.

Pháp luật về TGXH đối với NCT chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Cho nên, khi trong xã hội xuất hiện những điều kiện, tiền đề làm thay đổi các yếu tố này thì pháp luật tất yếu cần phải thay đổi để phù hợp với các yếu tố khách quan, chủ quan mới. Trong thực tế, nhu cầu đòi hỏi cần đổi mới chính sách, pháp luật về TGXH nói chung và TGXH cho NCT nói riêng cho phù hợp với tình hình mới là hết sức cần thiết.

Pháp luật về TGXH cho NCT trực tiếp hay gián tiếp được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chủ yếu là Nghị định số

136/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Theo đó khi áp dụng các quy định này vào thực tế đã phát sinh một số bất cập, khó khăn như: Quy định về đối tượng NCT từ đủ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng chưa cụ thể, chưa rõ ràng, dẫn đến dễ bỏ sót một số đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặt khác, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, nhưng Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng mức chuẩn trợ cấp 270.000 đ đối với những đối tượng BTXH thuộc hộ nghèo từ ngày 01/01/2015; Thông tư số 06/2016/TTLT- BLĐTBXH-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC đến thời điểm ngày 01/01/2016 mới điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp từ 180.000 đ lên 270.000 đ đối với những đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp không thuộc hộ nghèo. Điều đó tạo khoảng cách mất cân bằng về quyền lợi giữa các nhóm đối tượng BTXH trên cả nước trong một khoảng thời gian nhất định trong đó có NCT.

Do đó, để hoàn thiện pháp luật TGXH cho NCT, nhất là NCT trên 80 tuổi, trước hết phải khắc phục được những bất cập trong các quy định về pháp luật TGXH cho người trên 80 tuổi mà chủ yếu là khắc phục những bất cập trong quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mới đây nhất, ngày 15/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021 (đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành), tuy nhiên cũng mới chỉ bổ sung thêm đối tượng NCT từ đủ 75-80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đang sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn [18].

Bên cạnh đó, đặc biệt cần quan tâm đến hoàn thiện đồng bộ thể chế chính sách, tính bao phủ rộng khắp, linh hoạt hơn; tăng cường cải cách hành chính, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách và nâng cao năng lực thực hiện chính sách. Chính sách, pháp luật về TGXH cho NCT phải được quán triệt, phổ biến, giáo dục sâu rộng, được tổ chức thực thi nghiêm chỉnh trong thực tế, đủ sức làm tốt vai trò phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w