- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,
2.3.1. Về chế độ trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng
Tỉnh Lai Châu đến nay vẫn chưa quyết định định mức TGXH thường xuyên cho NCT cao hơn mức quy định của Chính phủ; mức trợ cấp hiện vẫn ở mức tối thiểu, chưa bảo đảm được mức sống tối thiểu của NCT (trợ cấp xã hội chỉ bằng khoảng 7% thu nhập bình quân, 38% chuẩn nghèo nông thôn). Chuẩn nghèo tăng, tiền lương cơ sở tăng, trợ cấp người có công với cách mạng tăng 5 lần nhưng mức trợ cấp xã hội cho NCT chậm tăng. Đến ngày 1/7/2021 khi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH có hiệu lực thi hành, chuẩn TGXH mới được điều chỉnh tăng thêm 90.000đ so với chuẩn hiện nay. Tuy nhiên do mức lương cơ sở chưa tăng và mức chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 đã tăng lên hơn 2 lần so với chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Như vậy, mức chuẩn trợ cấp xã hội mới chỉ bằng 24% chuẩn nghèo. Vì vậy thực tế mức sống của người 80 tuổi trở lên chưa được cải thiện. Chưa
thực sự bình đẳng trong việc hưởng chính sách TGXH, ASXH giữa NCT với các đối tượng BTXH khác.
Việc triển khai thực hiện chính sách TGXH cho NCT trên địa bàn tỉnh tính bao phủ thấp. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh (16,2%) là khá cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước (dưới 4%). Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đối tượng BTXH, trong đó có nhóm đối tượng NCT còn nhiều khó khăn, nhất là đa số NCT ở nông thôn, vùng cao, biên giới, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tuổi thọ chưa cao, nhiều người chưa đến 80 tuổi đã chết (nhất là NCT là nữ) mà chưa đến độ tuổi được hưởng TGXH. Có không ít trường hợp NCT trên 80 tuổi đã được hưởng chế độ trợ cấp tuất do BHXH chi trả hằng tháng nên cũng không được hỗ trợ cấp BHYT theo quy định của Luật Người cao tuổi.
Vẫn còn có bộ phận không nhỏ NCT có cuộc sống khó khăn do không có tích lũy cho tuổi già; nhiều NCT vẫn phải tự mưu sinh kiếm sống, chưa được tư vấn chăm sóc sức khỏe, chưa được người thân quan tâm. Đến nay toàn tỉnh có 18.529 NCT không có lương hưu hay trợ cấp hằng tháng nào khác; vẫn còn gần 5.582 NCT thuộc hộ nghèo, gần 450 NCT sống trong nhà tạm, nhà ở dột nát; trên 500 NCT khuyết tật; trên 1.000 NCT chưa được cấp thẻ BHYT và hàng trăm NCT cô đơn, không nơi nương tựa chưa được giải quyết bằng các chính sách phù hợp, đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ từ Nhà nước và cộng đồng.
Bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh, chi phí trung bình cho việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của NCT cũng gia tăng. Trong khi đó, mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi ngày càng chênh lệch giữa NCT ở khu vực thành thị với NCT ở khu vực nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số thường có mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế
cơ sở bất cập, năng lực, nhân lực và điều kiện kỹ thuật hạn chế (đến tháng 3/2021, toàn tỉnh có 463 bác sỹ, mới đạt trung bình 12,06 bác sỹ/vạn dân).