- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,
3.2.2. Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể
Thứ nhất, Việc ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP phải thực hiện đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định chính sách khác có liên quan (như: Sửa Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo hiểm xã hội,…); triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với những điểm mới đối với NCT (các Nghị định, Thông tư, …); tiếp tục rà soát, bổ sung chính sách chưa được cụ thể hóa (như: công tác xã hội, cơ sở dữ liệu quốc gia về ASXH, TGXH...). Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đình về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc NCT.
Chỉ đạo, đồng bộ triển khai thực hiện Thông tư số 02/2021/TT- BLĐTBXH ngày 24/6/2021 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối đối tượng bảo trợ xã hội (có hiệu lực thi hành từ ngày 08/802021).
Thứ hai, mức chuẩn TGXH so với tiền lương cơ sở có xu hướng giảm dần từ 26,6% năm 2007 giảm xuống còn 18,12% năm 2019 (giảm gần 1/3), từ 47% năm 2020 xuống 24,26% từ 01/7/2021. Mặt khác, mức chuẩn TGXH so với chuẩn nghèo có xu hướng giảm mạnh. Theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP so với chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 thì NCT mới chỉ hưởng mức chuẩn TGXH bằng 38,5% chuẩn nghèo nếu ở khu vực nông thôn và 30% chuẩn nghèo nếu ở khu vực thành thị; còn theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ
01/7/2021) so với chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 thì NCT chỉ còn hưởng mức chuẩn TGXH bằng 24% chuẩn nghèo nếu ở khu vực nông thôn và 18% chuẩn nghèo nếu ở khu vực thành thị. Xu hướng như vậy là bất cập.
Cần phải điều chỉnh nâng mức chuẩn phù hợp để từng bước bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho nhóm dân cư yếu thế, trong đó có NCT và mức chuẩn này cần phải phân vùng theo vùng KT-XH của cả nước chứ không nên cào bằng (như hiện nay đều là 270.000 đ và từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đ). Nâng mức trợ cấp tiền mặt chăm sóc nuôi dưỡng lên ít nhất bằng 40 - 50% so với mức lương cơ sở hoặc so với chuẩn nghèo đa chiều. Không nên quy định cứng một số tiền cụ thể làm mức chuẩn TGXH, ví dụ: 360.000 đ hay 500.000đ… mà chỉ cần quy định là “40 hoặc 50% mức lương cơ sở hoặc chuẩn nghèo đa chiều” (điều này tránh việc phải thường xuyên sửa đổi văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành luật do sự phát triển KT-XH theo từng thời kỳ).
Thứ ba, bổ sung NCT được hưởng TGXH bao gồm cả NCT đang được hưởng chế độ tử tuất, trợ cấp tử tuất cho đối tượng là NCT nên tích hợp vào TGXH bằng tiền mặt chăm sóc nuôi dưỡng hằng tháng. Việc loại trừ những người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra khỏi nhóm đối tượng được hưởng TGXH hằng tháng là bất hợp lý, nhất là người đang hưởng chế độ tử tuất (đây là chế độ BHXH đương nhiên được hưởng dành cho thân nhân của người lao động đủ điều kiện hoặc thân nhân của người có công với cách mạng). Quy định hiện hành vô hình đã khiến thân nhân của người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc bị thiệt thòi hơn công dân bình thường.
Thứ tư, người từ đủ 80 tuổi trở lên chưa được hưởng trợ cấp xã hội mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng là một diện đối tượng BTXH được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Người
cao tuổi và Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Do đó, việc đề nghị hạ tuổi hưởng TGXH thường xuyên đối với NCT liên quan đến việc sửa đổi Luật Người cao tuổi. Luật Người cao tuổi, các văn bản hướng dẫn và đặc biệt là Chương trình hành động quốc gia về NCT đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của NCT; hoàn thiện chính sách trợ giúp và BTXH hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho NCT; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc NCT, chú trọng NCT khuyết tật, NCT thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, NCT dân tộc thiểu số”.
Trong thực tế, ở độ tuổi 70-75 trở lên, hầu hết NCT không còn khả năng lao động, thường bị bệnh tật, ốm đau và đã ở mức độ tuổi cao hơn đáng kể so với tuổi thọ bình quân chung của cả nước (73,7 tuổi); riêng ở Lai Châu, tuổi thọ trung bình của dân số chỉ là 66,1 tuổi thấp hơn bình quân chung cả nước (trong đó nam là 63 tuổi và nữ là 69,2 tuổi. 2/3 NCT hiện nay chủ yếu sống ở nông thôn, đời sống khó khăn, thu nhập thấp. TGXH thường xuyên có ý nghĩa lớn như một nguồn thu nhập cố định hỗ trợ cho cuộc sống hằng ngày của họ. Mặt khác, theo kết quả khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có trên 58% số người từ 60 - 69 tuổi cho rằng, sức khỏe của họ là yếu. Tỷ lệ này tăng nhanh theo tuổi tác. Ở nhóm tuổi từ 70-79, con số này tăng lên 68,4% và từ 80 trở lên, con số này tăng lên gần 75%. Chỉ 6,3% người từ 60- 69 tuổi tự đánh giá sức khỏe của họ là tốt; tỷ lệ này ở nhóm người từ 70 tuổi trở lên còn thấp hơn nhiều, chỉ là 3,7% [58]. Điều này cũng cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe đối với NCT là rất cần thiết và chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe của họ cũng tăng cao so với nhóm các nhóm tuổi khác. Sức khỏe yếu cũng là lý do chính để NCT không thể làm việc được, không tự tạo được thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân.
Bảng 3.1. Tuổi thọ trung bình của dân số tỉnh Lai Châu (2016-2020)
ĐVT: Năm
Năm Tổng số Phân theo giới tính
Nam Nữ 2016 65,4 62,5 68,5 2017 65,6 62,7 68,7 2018 65,7 62,7 68,8 2019 65,8 62,9 68,9 2020 66,1 63 69,2
(Nguồn số liệu: Cục thống kê tỉnh Lai Châu)
Do vậy, cần thiết phải xem xét hạ độ tuổi hưởng TGXH của NCT không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng, trước hết là chia theo giới tính: Nam xuống đủ 75 tuổi, nữ xuống đủ 70 tuổi. Mặt khác, trong trường hợp có thể giảm độ tuổi NCT được hưởng TGXH thì cũng nên căn cứ theo độ tuổi và theo khả năng lao động của họ. Nếu chia theo độ tuổi thì có thể chia thành các mức (đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi, từ đủ 80 tuổi trở lên, nhất là tách riêng người trên 80 tuổi thành đối tượng riêng trong các đối tượng hưởng TGXH hằng tháng), còn theo khả năng lao động thì căn cứ kết quả xác nhận hay giám định mức độ suy giảm lao động của cơ quan y tế và lao động.
Thứ năm, sớm xây dựng chế độ BHYT bổ sung để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của NCT. Theo quy định hiện nay thì dich vụ khám chữa bệnh theo gói BHYT là dịch vụ cơ bản, chất lượng không cao. Trong khi đó bệnh tật của NCT đa số là bệnh mạn tính lâu năm, khó chữa như tim mạch, huyết áp tăng, xương khớp, gút, ung thư… nên khó có thể khám thông thường theo gói dịch vụ cơ bản. Tâm lý NCT thường tìm đến dịch vụ khám chữa bệnh ngoài bảo hiểm với mong muốn chất lượng hơn, khám kỹ hơn, tận tình và chính xác hơn. Như vậy, BHYT mặt nào đó đã không thể phát huy được ý nghĩa và giá trị của nó.
Thứ sáu, mở rộng đối tượng NCT được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, đồng thời tăng mức hỗ trợ mai táng. Việc hỗ trợ mai táng cho NCT theo quy định hiện nay vô hình đã loại trừ NCT từ 70-79 tuổi trong khi họ không có nguồn trợ cấp nào khác là bất hợp lý. Độ tuổi 70-79 là độ tuổi thọ trung bình của con người, phần lớn NCT chết vào độ tuổi này, nếu không có hỗ trợ thì chi phí mai táng là gánh nặng lớn cho con cái. Bởi vậy, pháp luật cần bổ sung quy định hỗ trợ chi phí mai táng cho nhóm người này. Đồng thời, tuy mức hỗ trợ mai táng hiện nay bằng 20 lần mức chuẩn (5.400.000 đ theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và 7.200.000 đ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) nhưng giá tiêu dùng, sinh hoạt đã tăng đáng kể, nhất là những biến động của giá dịch vụ tang lễ ở các thành phố, đô thị lớn. Vì vậy, cần tăng mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với NCT, cụ thể nên quy định ít nhất bằng 6 lần mức lương cơ sở đối với NCT ở khu vực thành thị, 5 lần mức lương cơ sở đối với NCT ở nông thôn, khi lương cơ sở thay đổi thì mức hỗ trợ cũng thay đổi theo.
Thứ bảy, cần sửa đổi quy định về điều kiện để đối tượng NCT trên 80 tuổi được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH. Theo đó, nên bỏ điều kiện phải thuộc hộ nghèo, chỉ cần quy định điều kiện hộ có hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa. Với quy định này, tất cả người trên 80 tuổi sẽ được đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH, nếu họ rơi vào hoàn cảnh neo đơn, không nơi nương tựa.
Thứ tám, giảm bớt văn bản chính sách để những người thực hiện ở cấp cơ sở dễ dàng theo dõi, quản lý và thực hiện; tích hợp chính sách, gom các nội dung TGXH, ASXH đang phân tán ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau vào một số văn bản, có từng chương riêng để điều chỉnh nội dung TGXH đối với từng nhóm đối tượng, trong đó có NCT, NCT trên 80 tuổi. Nghiên cứu, đề xuất Quốc hội thể chế hóa TGXH thành luật, việc hình thành
Luật TGXH và văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật TGXH là một trong những phương án khả thi nhất nếu thực hiện việc tích hợp chính sách.
Thứ chín, hoàn thiện các quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chi trả trợ cấp, nuôi dưỡng và chăm sóc NCT tại cộng đồng và các cơ sở BTXH. Cần thiết có cơ chế giám sát riêng về thực hiện chính sách ASXH, TGXH đối với NCT để đảm bảo các địa phương chấp hành đúng, đủ các quy định của pháp luật và các chính sách liên quan.