- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,
2.3.5. Về quản lý Nhà nước về thực hiện trợ giúp xã hội đối với người cao tuổ
người cao tuổi
Một số nơi, cấp uỷ, chính quyền địa phương, cơ sở chưa xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách TGXH đối với NCT; thiếu quan tâm, chỉ đạo chưa đúng mức, chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về TGXH chưa sâu rộng, thường xuyên, liên tục, nhất là ở một số địa phương vùng cao, biên giới điều kiện KT- XH còn khó khăn. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với NCT còn hạn
chế, một số chủ trương, chính sách mới ban hành chậm triển khai, chưa đến được với NCT. Công tác truyền thông, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho NCT còn hạn chế.
Công tác chăm sóc, phát huy vai trò của NCT chưa thực sự trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với NCT có nơi chưa tốt, còn yếu ở cấp cơ sở xã, thị trấn và một số cơ quan, đơn vị. Một số chính sách đối với NCT chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ; một bộ phận NCT ở vùng sâu, vùng xa chưa được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách TGXH, ASXH, TGXH cho NCT chỉ mới đảm bảo được việc trợ cấp vật chất theo quy định của pháp luật, các hoạt động trợ giúp về tinh thần vẫn còn nghèo nàn.
Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, nguồn nhân lực làm về công tác TGXH các cấp còn thiếu và làm việc chưa hiệu quả, chưa bài bản, chuyên nghiệp, chắp vá. Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố biên chế được giao có hạn, chỉ bố trí được 01 cán bộ đảm trách công tác TGXH cho tất cả các đối tượng trên địa bàn trong khi số lượng NCT nói riêng, đối tượng BTXH nói chung ngày càng tăng, gây khó khăn cho cá nhân người trực tiếp tham mưu giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng. Cán bộ thực hiện LĐ-TB&XH các xã, phường, thị trấn không ổn định, có nhiều thay đổi, kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa qua đào tạo về chuyên môn của công tác TGXH; công tác theo dõi, cập nhật thông tin, nội dung điều chỉnh của các quy định về TGXH cho NCT và thực hiện hoạt động quản lý, TGXH cho NCT còn hạn chế.
Hồ sơ quản lý giữa một số Phòng LĐ-TB&XH và một số xã, thị trấn còn chưa thống nhất ở nội dung văn bản trong hồ sơ như: Trình tự, thủ tục, thời gian, tẩy xoá… Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế đối tượng thụ hưởng có nơi chưa chặt chẽ; giám sát, đôn đốc việc chi trả trợ cấp cho NCT ở cơ sở chưa thường xuyên, còn để có trường hợp chưa, chậm nhận
tiền trợ cấp hằng tháng, chậm trễ trong cấp thẻ BHYT theo quy định.
Một số xã, thị trấn thiết lập, quản lý hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục, giấy tờ như thiếu phiếu đánh giá của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của NCT; kiểm tra, rà soát các giấy tờ trong hồ sơ chưa chặt chẽ, để thiếu nhiều thông tin; công tác lưu trữ thiếu khoa học. Theo quy định, một số nhóm NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hoặc người có công hằng tháng thì không được hưởng chính sách TGXH hằng tháng. Tuy nhiên, ở cấp xã, phường, thị trấn không quản lý dữ liệu, nguồn thông tin NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp và không có phần mềm hỗ trợ cán bộ làm công tác BTXH trong việc chống trùng chế độ hưởng BHYT, nên thực tế tình trạng một số NCT được cấp trùng chế độ, BHYT còn xảy ra.
Công tác xét duyệt, đánh giá mức độ khuyết tật của NCT của một số xã, phường, thị trấn chưa chặt chẽ, xác định và đánh giá, kết luận mức độ khuyết tật chưa chính xác, ảnh hưởng đến việc thụ hưởng chế độ; niêm yết công khai chưa đảm bảo thời gian 7 ngày. Một số nơi theo dõi, chi trả TGXH ghi thiếu thông tin về đối tượng thụ hưởng, thiếu chữ ký người nhận tiền, chưa hoặc chậm nhận tiền truy lĩnh. Một số NCT đã có quyết định điều chỉnh thay đổi mức hưởng, thôi hưởng nhưng trong danh sách lĩnh tiền chưa điều chỉnh kịp thời. Công tác thống kê, rà soát nắm đối tượng ở các địa phương, cơ sở chưa thường xuyên, chặt chẽ, còn bỏ sót đối tượng; chế độ báo cáo chưa được thực hiện tốt; một số xã chưa giám sát chặt chẽ việc chi trợ cấp hằng tháng nên một số đối tượng đã chết thời gian khá dài nhưng gia đình vẫn thường xuyên nhận trợ cấp, sau này khi phát hiện chính quyền phải ra quyết định thu hồi.
Việc triển khai các hoạt động TGXH đối với NCT của một số sở, ngành, địa phương còn chậm, chưa chủ động lồng ghép các hoạt động của ngành với công tác NCT. Sự phối hợp của các thành viên Ban Công tác NCT ở địa phương còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ và kịp thời. Đội ngũ cán bộ làm công
tác NCT ở các cấp còn kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác NCT hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa Phòng LĐ-TB&XH, phòng Tài chính - Kế hoạch và BHXH cấp huyện còn có những hạn chế nhất định trong việc cấp kinh phí, cấp thẻ BHYT cho NCT và thực hiện thanh quyết toán vào Quỹ BHXH.