- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổ
trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong thực hiện chính sách pháp luật TGXH đối với NCT, còn coi công tác NCT chỉ là những hoạt động phong trào, là công tác Hội của NCT. Tư duy và nhận thức về TGXH trong cộng đồng, trong nhân dân chưa đồng nhất, còn tư tưởng coi TGXH cho NCT là “gánh nặng”, là làm “nhân đạo, từ thiện, ban ơn” của Nhà nước, của cộng đồng.
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn khó khăn (thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 mới đạt 2.328 tỷ đồng, đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố) nên việc bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò của NCT còn rất ít. Cũng do ngân sách còn thiếu, chưa có khả năng cân đối bố trí riêng cho công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách về ASXH, TGXH vì vậy hình thức thông tin, tuyên truyền mới chỉ lồng ghép trong các hoạt động sinh hoạt tập thể của các thôn, bản nên hiệu quả chưa cao. Cơ chế phối hợp liên ngành trong lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm và huy động nguồn lực. Không chỉ vậy, diễn biến kinh tế những năm gần đây có thời điểm làm cho lạm phát tăng cao ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, làm giảm đi ý nghĩa của các chính sách TGXH, nhất là đối với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có NCT, NCT đặc biệt khó khăn, NCT thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Mức sống, thu nhập của người dân còn thấp, doanh nghiệp, doanh nhân kém phát triển, ít việc làm nên việc huy động nguồn xã hội hóa tham gia đóng góp cho công tác chăm sóc và phát huy vai trò của NCT còn rất hạn chế. Xã hội hóa TGXH chưa tốt cũng có nguyên nhân do nhận thức chưa đúng, chưa làm rõ vai trò của nhà nước trong quá trình xã hội hóa TGXH. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT ở cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu chính sách, cơ chế phù hợp để khuyến khích khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia vào cung cấp dịch vụ TGXH; đặc biệt đến nay vẫn chưa có cơ chế chi trả khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ TGXH khi họ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng TGXH thuộc diện nhà nước trợ giúp (cơ chế mua dịch vụ của khu vực tư nhân); chưa có cơ chế khuyến khích về miễn giảm thuế, thuê đất, cấp đất, khung giá dịch vụ, cho vay tín dụng ưu đãi để khu vực tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc đối tượng BTXH.
NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa…) đa số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trong khi đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng cần sự chu đáo, tận tâm; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm chủ yếu sinh sống ở khu vực đô thị, nên khó có điều kiện thực hiện. Mặt khác do truyền thống, phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý của NCT đa số là người dân tộc thiểu số không muốn xa rời bản làng, không muốn sống cùng người xa lạ tại Trung tâm BTXH (chỉ mong muốn được nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng, từ Nhà nước và tự sống ở nhà của mình). UBND các cấp vẫn chưa vận động được các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc NCT. Cơ sở BTXH của tỉnh hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận NCT (chưa có khu chăm sóc NCT riêng, chưa có phòng ở khép kín, khuôn viên tập luyện thể dục, thể thao chưa phù hợp với NCT …), mới chỉ tiếp nhận được trẻ mồ côi, khuyết tật.
Hệ thống chính sách ASXH còn cồng kềnh. Hiện có quá nhiều văn bản, quy định có nội dung liên quan đến khuôn khổ pháp luật về chính sách TGXH
cho NCT (15 luật, 25 nghị định, 21 quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, 40 thông tư; trong đó 19 văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp về NCT) dẫn đến tình trạng chồng chéo chính sách, chồng chéo nội dung, đối tượng thụ hưởng, khó nhớ, khó tra cứu; nhiều văn bản còn chậm đi vào cuộc sống, quá trình thực hiện thiếu sự thống nhất.
Việc tiếp cận xây dựng chính sách TGXH vẫn mang tính chất ứng phó, xử lý, giải quyết các tình huống cụ thể, ngắn hạn, tản mạn nhiều lĩnh vực, chưa mang tính tổng thể toàn diện. Nhiều chính sách được ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng, nên thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho việc áp dụng chính sách, quản lý đối tượng. Hệ thống chính sách, pháp luật về NCT tuy có nhiều văn bản điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều nội dung chưa bắt kịp các yêu cầu thực tế của NCT và chậm được rà soát, bổ sung, hoàn thiện. Mặt khác, việc sửa đổi văn bản thực thi chính sách TGXH còn riêng lẻ, thiếu đồng bộ, khó tiếp cận.
Hệ thống TGXH hiện nay chưa toàn diện, tính linh hoạt thấp, chưa kịp thời điều chỉnh theo tình hình mới. Điển hình như khi dịch Covid-19 lan rộng đã phát sinh một số hạn chế (lúng túng, khó khăn trong việc xác định đối tượng thụ hưởng). Chính sách TGXH cho NCT chưa tương đồng, chưa thật hợp lý, công bằng với các chính sách khác. Trên thực tế mức chuẩn TGXH còn thấp, sự chênh lệch định mức giữa các nhóm đối tượng không nhiều; chính sách TGXH thường xuyên đối với NCT cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo là 405.000đ/người/tháng và NCT từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu được hưởng trợ cấp tại cộng đồng với mức 270.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chính sách ở địa phương chưa có sự cắt lát rõ ràng về đối tượng của chính sách trợ cấp tiền mặt và đối tượng của chính sách giảm nghèo. Nhà nước khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, có hỗ trợ đóng BHXH đối với người nghèo, cận nghèo, nhưng chưa hỗ trợ riêng đối với nhóm NCT trong khi NCT cần tích lũy cho tuổi già nhưng lại còn ít khả năng
tạo ra thu nhập. Tuổi thọ trung bình của người dân tộc thiểu số thường thấp hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
Một số nội dung của văn bản hướng dẫn chưa quy định hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng, nên ảnh hưởng đến việc triển khai ở Lai Châu (như quy định về đối tượng người trên 80 tuổi được BTXH chưa cụ thể, thực tế đã xảy ra các trường hợp bỏ sót NCT trên 80 tuổi thuộc diện được hưởng TGXH).
Độ tuổi quy định NCT được hưởng trợ cấp xã hội còn cao (80 tuổi trở lên theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP); đến Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đã bổ sung thêm độ tuổi TGXH ưu tiên đối với NCT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sống ở xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn là 75-80 tuổi, nhưng thực tế vẫn chưa công bằng và chưa đáp ứng nguyện vọng của đông đảo NCT). Mức trợ cấp xã hội còn thấp so với giá cả thị trường hiện nay và nhu cầu tiêu dùng của NCT (hiện nay là 270.000 đ/tháng, thấp hơn mức sống tối thiểu; đến tháng 7/2021 là 360.000 đ/tháng mới chỉ bằng 24% chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 và bằng 24,2% mức lương cơ sở), chuẩn nghèo tăng nhưng mức chuẩn trợ cấp xã hội tăng chưa tương xứng. Chưa mở rộng đối tượng NCT được hưởng trợ cấp xã hội: NCT là cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trí (có lương hưu) …. thì lại không được hưởng chính sách này.
Tỷ lệ NCT đang tham gia hệ thống hưu trí và trợ cấp xã hội còn thấp, mức hưởng còn thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nhập của hộ gia đình cao tuổi. Trong khi đó, hệ thống ASXH cho NCT hiện nay chưa có tính hỗ trợ đối với phần lớn NCT, đặc biệt là nhóm NCT dễ tổn thương vì họ không thể tham gia hệ thống hưu trí bắt buộc. Về lao động, việc làm, thu nhập, khoảng 43% NCT vẫn đang làm các công việc khác nhau, nhưng hầu hết là hoạt động nông nghiệp với mức thu nhập thấp và bấp bênh. Việc hướng dẫn thực hiện quy định NCT về quyền được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội còn hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, bên cạnh những lợi thế, cơ hội, trong giai đoạn vừa qua, Lai Châu cũng gặp không ít khó khăn và thách thức do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mang lại. Nền kinh tế tăng
trưởng khá ấn tượng sau 17 năm chia tách, thành lập tỉnh, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa tạo ra nhiều việc làm mới, nhất là trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hạ tầng phát triển chậm, giao thông đi lại ở nhiều địa phương còn khó khăn. Thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư sống phân tán, thưa thớt trên địa bàn rộng. Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả thực hiện các chính sách TGXH nói chung và TGXH đối với NCT nói riêng
Thông qua những số liệu phân tích, tỷ lệ NCT sinh sống tại tỉnh Lai Châu không phải là nhỏ so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía bắc, tuổi thọ trung bình của NCT trên địa bàn khá cao, đứng trung bình trong khu vực. Do vậy, Lai Châu là một trong những địa phương cần đặc biệt chú trọng đến các chính sách ASXH nói chung và TGXH nói riêng đối với NCT nhất là trên địa bàn các huyện miền núi, vùng cao biên giới. Trong những năm qua, có thể nhìn nhận thấy rõ sự nỗ lực, tích cực của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh trong đảm bảo ASXH, TGXH cho NCT dù tỉnh cũng như cả nước đang đứng trước nguy cơ "già hóa dân số" và nguồn tự chủ ngân sách tại chỗ hạn chế. Những kết quả phân tích ở trên là sự minh chứng rất rõ ràng cho những nỗ lực ấy.
Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy thực tiễn thực hiện pháp luật về TGXH cho NCT tại tỉnh cũng như từng địa phương vẫn còn hiện hữu không ít những khó khăn, bất cập và hạn chế nhất định về: Chế độ TGXH đối với NCT tại cộng đồng; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng; chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại các cơ sở BTXH, nhà xã hội; thủ tục thực hiện pháp luật về TGXH đối với NCT; nguồn tài chính, nguồn lực thực hiện pháp luật về TGXH đối với NCT; về quản lý Nhà nước về thực hiện TGXH đối với NCT. Những hạn chế này cần phải được sớm có giải pháp đồng bộ, thiết thực để
CHƯƠNG 3