Khái quát tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 39 - 42)

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (265,165 km đường biên), phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Đây là địa bàn có con người cư trú từ rất sớm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ lao động của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ bằng đồng của nền văn hóa Đông Sơn.

Thời Hùng Vương, Lai Châu thuộc bộ Tân Hưng; thời Lý thuộc lộ Đà Giang; thời Trần thuộc châu Ninh Viễn; thời Lê thuộc trấn Gia Hưng; năm 1463-1768, thuộc trấn Hưng Hóa. Năm 1909, Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh Lai Châu. Từ năm 1916 - 1943, tỉnh Lai Châu chuyển thành Đạo quan binh thứ tư theo chế độ quân quản. Trong kháng chiến chống Pháp, Lai Châu thuộc chiến khu 2, chiến khu 10 và chiến khu 1 thuộc liên khu Việt Bắc. Năm 1948, Lai Châu và Sơn La hợp nhất thành tỉnh Sơn Lai; năm 1952, tái lập lại hai tỉnh Lai Châu và Sơn La; năm 1953 thuộc khu Tây Bắc; năm 1954, Lai Châu được giải phóng; năm 1955, thuộc Khu tự trị Thái - Mèo; năm 1962, thuộc Khu tự trị Tây Bắc. Cuối năm 2003, tỉnh Lai Châu chia tách thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên [4].

Lai Châu hiện có diện tích 9.068,8 km² (lớn thứ 10/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam), có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ

chủ quyền biên giới quốc gia; vùng đầu nguồn và phòng hộ xung yếu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng; tỉnh có trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, gần 90% diện tích có độ dốc trên 250, đất nông nghiệp chỉ có 12,4%, đất lâm nghiệp chiếm 57,7%. Tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố, 106 xã, phường, thị trấn (4 huyện nghèo, 62 xã đặc biệt khó khăn); dân số trên 47 vạn người (xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố, mật độ dân số 50 người/km2), gồm 20 dân tộc (dân tộc thiểu số chiếm hơn 84%, trong đó có 4 dân tộc rất ít người chỉ có ở Lai Châu là Cống, Mảng, La Hủ và Si La). Tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu, thủy điện, nông - lâm nghiệp và thủy sản, du lịch...

Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và khá toàn diện trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 7,5%. Đến hết năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 43,7 triệu đồng/người; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 14,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 38,8%, dịch vụ chiếm 46,7%. Phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 220 nghìn tấn; phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu chè Lai Châu, đến nay tổng diện tích chè tập trung trên 7.800 ha; trồng mới gần 4.300 ha mắc ca, hơn 7.300 ha quế; ổn định vùng cao su đại điền với diện tích trên 13.000 ha; chú trọng bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,5%. Có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,4% tổng số xã, bình quân đạt 15,5 tiêu chí; có 2/7 huyện, thành phố đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá, giá trị tổng sản phẩm toàn ngành đạt 5.948 tỷ đồng. Các dự án thủy điện được tập trung triển khai thực hiện, toàn tỉnh có trên 100 dự án thủy điện được quy hoạch, công suất lắp máy trên 3.500 MW; trong đó có 23 dự án đã phát điện, công suất trên

2.200 MW, đóng góp cho ngân sách tỉnh trên 1.200 tỷ đồng và dịch vụ môi trường rừng trên 500 tỷ đồng/năm. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, đảm bảo ổn định giá cả thị trường; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 6.232,6 tỷ đồng. Hoạt động du lịch mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh do Covid-19 vẫn có bước phát triển, đạt 336 nghìn lượt khách, doanh thu đạt gần 540 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt 2.328 tỷ đồng (chi ngân sách 10.591 tỷ đồng, tự cân đối được khoảng 22%, còn lại ngân sách Trung ương cấp 78%).

Kết cấu hạ tầng KT-XH được chú trọng đầu tư phát triển, nhất là hệ thống hạ tầng nông thôn, nông nghiệp và đô thị. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa Trung tâm Phục vụ Hành chính công vào hoạt động; năm 2019, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (PAR INDEX) tăng 07 bậc, chỉ số sự hài lòng của người dân về phục vụ hành chính công (SIPAS) tăng 11 bậc so với năm 2018.

Chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống dịch bệnh được được quan tâm thực hiện, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, bảo tồn phát triển văn hóa bản sắc các dân tộc được chú trọng phát triển, nhiều hoạt động về văn hoá tinh thần hướng đến đồng bào khó khăn được quan tâm, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho Nhân dân; các chính sách ASXH đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi được triển khai thực hiện có hiệu quả (trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng chi ngân sách cho lĩnh vực ASXH khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó TGXH cho NCT gần 172 tỷ đồng). Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững, nắm chắc tình hình, không để xảy ra các sự việc nổi cộm, tập trung xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững mạnh. Công tác đối ngoại được duy trì, tăng cường hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, xây dựng đường biên giới hoà bình, hợp tác và phát triển.

trạng kém phát triển, rút ngắn khoảng cách chênh lệch trên tất cả các mặt với các tỉnh trong khu vực. Tuy vậy, Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp, năm 2019, Lai Châu đứng thấp nhất về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ. Chất lượng dân số, nguồn nhân lực còn thấp. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ còn chậm.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w