Về thủ tục thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 63 - 64)

- Huy động (gồm cả hiện vật quy đổi) Tỷ đồng 8,

2.3.3. Về thủ tục thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổ

cao tuổi

Trình tự, thủ tục hành chính, quy trình còn phức tạp, xét duyệt thủ công; chưa ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quá trình đăng ký và quản lý đối tượng NCT dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, chồng chéo và còn nhiều bất cập, mức độ “rò rỉ” và “bỏ sót” đối tượng còn cao, giảm hiệu quả trong việc quản lý và xét duyệt hồ sơ. Quy trình về tổ chức dự toán ngân sách trong thực hiện cấp kinh phí để tổ chức thực hiện chính sách TGXH thường xuyên cho NCT và giải pháp thanh toán trong thực hiện chính sách còn bất cập, chưa tạo tính chủ động.

Một số xã, thị trấn cập nhật thông tin NCT chưa kịp thời như: Đối tượng chết, thay đổi nơi ở, thay đổi điều kiện, mức hưởng… nhưng chậm được xem xét, lập hồ sơ đề nghị giảm, điều chỉnh chế độ kịp thời, chậm gửi quyết định cho đối tượng. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của NCT tại xã, phường, thị trấn còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng như: bị bệnh tâm thần, bị câm điếc… Thủ tục thực hiện TGXH cho người trên 80 tuổi vẫn còn có sai sót, nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của NCT trên 80 tuổi.

Với đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới như Lai Châu thì quy định điều kiện độ tuổi được nhận trợ cấp đối với NCT hiện nay là 80 tuổi mới được nhận trợ cấp là cao, chưa phù hợp. Mặt khác Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định NCT được nhận trợ cấp kể từ khi người đó đủ 80 tuổi, nhưng thực tế không ít NCT có tâm lý ỷ lại chính quyền là khi nào làm hồ sơ, khi đó sẽ

được truy lĩnh trợ cấp (có những trường hợp quá 80 tuổi nhiều năm mới đề nghị trợ cấp); một số NCT còn sửa lại sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, khai tăng tuổi để nhận trợ cấp, gây khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ, đề nghị TGXH.

Mặt khác, theo quy định thì tùy vào chế độ TGXH được hưởng (hằng tháng, đột xuất, ...) mà NCT cần phải thực hiện các trình tự, thủ tục, phải có hồ sơ để được hưởng chế độ TGXH chứ Nhà nước không tự tìm đến các đối tượng để cho họ hưởng chế độ. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng trong thực tế đối với NCT trên 80 tuổi là dân tộc thiểu số, sinh sống phân tán ở vùng cao, vùng sâu ở địa bàn một tỉnh miền núi biên giới như Lai Châu (mật độ dân số 50 người/km2, có nơi 19 người/km2 như huyện Nậm Nhùn, 9 người/km2 như xã biên giới Hua Bum) cộng với trình độ nhận thức, nắm chế độ chính sách hạn chế, không có người giám hộ, nếu phải tự làm hồ sơ, thủ tục là điều rất khó khăn nếu như không có sự trợ giúp của chính quyền và đoàn thể.

Là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, giao thông, đi lại khó khăn, đa số NCT sống ở các thôn, bản xa trung tâm xã, huyện nên việc tự đi từ nơi ở đến UBND xã để nhận trợ cấp rất khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian trong khi mức trợ cấp hằng tháng rất thấp (270.000 đ) vì vậy họ thường ủy quyền (nhờ) con, cháu đi nhận thay hoặc có những trường hợp để 3, 4 tháng mới đến xã nhận trợ cấp một lần.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w