L ỜI CẢM ƠN !
5. Kết cấu đề tài
2.2.1.1. Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chứ c
CTCP Đầu tư- Dệt May Thiên An Phát đã xác định bối cảnh của Công ty bao gồm vấn đề bên trong và bên ngoài có liên quan đến mục đích và định hướng chiến
lược của Công ty nhằm đảm bảo Công ty có thể đạt được kết quả mong muốn trong quá trình triển khai HTQLCL.
Các vấn đề bên trong bao gồm được xác định bao gồm nguồn lực, chuỗi sản xuất cungứng, văn hóa công ty, trang thiết bị- công nghệ,...Đặc biệt, điểm mạnh của Công
ty là đã có sẵn chuỗi cungứng hoàn thiện Vải–May–Thêu- Wash- Bao bì. Ngoài ra, trong tài liệu về “Bối cảnh của tổ chức” công ty còn xác định một số điểm mạnh thuộc các yếu tốbên trong của công ty là Công ty có nguồn lực tài chính tốt, lãnhđạo
Công ty có tầm nhìn chiến lược, cam kết từng bước đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân lành nghề có khả năng sản xuất được những sản phẩm phức tạp, yêu cầu cao, cần cù, chịu khó, tỉ mỉ.
Hiện tại, các điểm yếu của Công ty cần khắc phục để cải tiến theo tài liệu về “Bối cảnh của tổchức” đó là số lượng và chất lượng nhân lực chưa cao ở một sốvị trí
như cán bộ đơn hàng, quản trị doanh nghiệp,…năng suất lao động thấp, tình trạng di chuyển, biến động lao động vì có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
may càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động càng gay gắt hơn, hạn chế về
khả năng tự chủnguyên phụ liệu trong sản xuất, hầu hết những nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu nên khiến cho Công ty thiếu chủ động trong sản xuất kinh doanh,
chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị sản xuất, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn yếu, chất lượng sản phẩm không ổn định. Hoạt động marketing mởrộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới còn yếu và chưa được đầu
tư thoả đáng. Phần lớn các đơn hàng may chủ yếu là đơn hàng gia công,, tỷ lệ FOB thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Do đó, Công ty nên có các biện pháp để khắc phục
các điểm yếu đểphát triển tiềm lực của mình.
Các vấn đề bên ngoài đã đem lại cơ hội cho Công ty về môi trường pháp lí, môi
trường ngành, thị trường, văn hóa, xã hội và kinh tế trong nước và quốc tế… Tuy
nhiên, việc công ty gia nhập TPP để tranh thủ những lợi ích từ chuỗi sản xuất khép
kín đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại do tình hình chính trị của Mỹ có những thay đổi. Việc Mỹrút khỏi TPP là một thách thức lớn đối với ngành Dệt May Việt Nam nói chung và CTCP Đầu tư – Dệt may Thiên An Phát nói riêng. Mỹchính là thị trường xuất khẩu trực tiếp lớn nhất của Công ty. Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May (2016) đưa ra dự báo về tác động ảnh hưởng khi Mỹ rời TPP, cho biết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang hai thị trường lớn là EU và Mỹ trong những năm tới. Theo đó, hầu như
chẳng có sản phẩm dệt may nào từ Việt Nam được miễn thuế khi XK sang Mỹ, bởi ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công: Vải nhập từ Trung Quốc, sợi chỉ từ
Hàn Quốc, các phụ kiện chủ yếu từ một số nước Đông Nam Á.... 11Do đó, Công ty
nên xây dựng lại bối cảnh của mìnhđểcó thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ngoài ra, để xác định rõ hơn bối cảnh hiện tại, Công ty còn yêu cầu tất cảcác
đơn vị điều phải xác định bối cảnh của mìnhđể:
- Phân tích các cơ hội của từng đơn vị đang có, các thách thức đang gặp phải (bao gồm các đơn vị trong Công ty, nhà cung cấp, khách hàng,..) đem lại cơ hội và thách thức gì chođơn vịcủa mình;
- Và xác định các điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực có sẵn trong đơn vị được nêu tại Điều khoản 7 của Tiêu chuẩn (bao gồm: nhân lực, thiết bị, công nghệ, cách thức quản lý,…) của mỗi bộ phận để phát huy các điểm mạnh, tận dụng cơ hội; khắc phục các điểm yếu và có các giải pháp đối phó với các thách thức để ngày càng cải tiến hoạt động của từng đơn vị.
Căn cứvào tiêu chuẩn (4.1) của HTQLCL, Công ty đã xác định được các điểm yếu của mình và tận dụng được cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, việc xác định các điểm yếu chưa phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, Công ty cần phải xác định lại bối cảnh trong tình hình hiện tại đểcó các chiến lược kinh doanh phù hợp và phát triển lâu dài.