Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 34 - 42)

5. Kết cấu đề tài

1.1.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng mạng lưới bán hàng

Lựa chọn địa điểm: Lựa chọn địa điểm liên quan đến nội dung xác định mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp sau đó cụ thể hóa các yếu tố đó

vào chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng mạng lưới tiêu thịu sản

phẩm được xác định theo yếu tố đại lý hoặc yếu tố khách hàng:

Xây dựng mạng lưới theo yếu tố địa lý: Lựa chọn địa điểm theo yếu tố địa lý

thực chất là xác định thị trường thích hợp của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và phân chia thị trường thích hợp tương ứng với khu vực kiểm soát của các đơn vị thành viên của doanh nghiệp.

- Giới hạn tổng quát: xác định cho toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô và

năng lực của từng doanh nghiệp, tuỳ theo nhu cầu thị trường khác nhau mà độ rộng

của thị trường theo tiêu thức địa lý khác nhau. Nếu độ rộng quá hẹp so với khả năng

của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí, bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ sản phẩm.

- Giới hạn khu vực: xác định cho đơn vị thành viên và được hiểu là các phân

đoạn của thị trường tổng quát. Độ lớn của giới hạn khu vực là không đồng nhất tuy

thuộc vào đặc điểm kinh doanh. Mỗi khu vực giới hạn thường tương đương độc lập

với nhau và được giao cho các đơn vị thành viên của doanh nghiệp kiểm soát.

- Giới hạn điểm: Xác định cho điểm bán hàng. Một khu vực giới hạn thị trường đã xácđịnh của doanh nghiệp có thể và thường là rất rộng lớn. Nếu cả khu vực

thị trường chỉ có một đầu mối tiếp xúc với khách hàng thì khoảng cách từ nguồn hàng

đến nơi họ cần hàng có thể là rất lớn. Do đó hạn chế khả năng tiêu thụ của doanh

nghiệp. Để gần hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn cần xác định các điểm bán hàng hợp

lý. Trong một khu vực có thể đặt nhiều điểm bán hàng. Mỗi điểm bán hàng cần có một kích thước xác định và được xác định bằng khoảng cách giữa điểm bán hàng với khách

hàngở xa nhất.

Xây dựng mạng lưới bán hàng theo yếu tố khách hàng: Khách hàng với nhu

cầu mua sắm của họ là nguồn hấp dẫn chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một

khu vực thị trường, đặc điểm của khách hàng là khác nhau. Sự khác biệt này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng và cách thức vận chuyển, cách thức bán hàng.

Các nhóm khách hàng với tư cách là “điểm đến” của sản phẩm và đặc điểm của

nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho họ sẽ quyết định nhiều

vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chiến lược phân phối.

- Danh mục khách hàng và kênh phân phối: Điểm đến cuối cùng của sản

phẩm luôn là người sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có

thể trực tiếp tiếp xúc bán hàng khi đó hình thành kênh phân phối trực tiếp. Hoặc doanh

nghiệp có thể dùng các nhà trung gian để bán sản phẩm cho người sử dụng như vậy sẽ

hình thành kênh phân phối gián tiếp.

- Danh mục khách hàng và phân phối hiện vật: Các nhóm khách hàng khác nhau cóảnh hưởng lớn đến kế hoạch phân phối hiện vật của doanh nghiệp. Các nhóm

khách hàng có thể có các danh mục sản phẩm và khối lượng, chất lượng sản phẩm

khác nhau. Thời gian nghiên cứu khách hàng và danh mục chất lượng sản phẩm, thời gian, địa điểm tiêu thụ sản phẩm cho từng nhóm khách hàng cụ thể.

Các dạng kênh phân phối và thiết kếkênh phân phối

Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình làm cho hàng hóa sẵn sàng trên thị trường để sử dụng, tiêu dùng. Kênh phân phối

hình thành nên dòng chảy sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Các dạng kênh phân phối

Lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp với từng loại sản phẩm là một nội dung giữ

vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu ta căn cứ vào quá trình vận động hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng,

người ta chia thành các loại sau:

- Kênh phân phối trực tiếp

- Kênh phân phối gián tiếp

- Kênh phân phối hỗn hợp

Kênh phân phối trực tiếp:

Theo Kênh này sản phẩm của doanh nghiệp được chuyển đến tận tay người tiêu dùng, thông qua việc tổ chức cáccửa hàng bán và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức cách dịch

vụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Hình 1. 3. Phương thức phân phối trực tiếp

+ Ưu điểm: Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng, từ đó doanh nghiệp

có thể nắm bắt những thông tin về nhu cầu thị trường, về giá cả, có cơ hội thuận lợi

trong việc gây thanh thế uy tín với người tiêu dùng, hiểu rõ tình hình bán hàng cả

doanh nghiệp và do đó có thể kịp thời thay đổi theo yêu cầu thị trường về sản phẩm, phương thức bán hàng, cũng như các dịch vụ sau bán hàng. Mặt khác doanh nghiệp

không bị chia sẻ lợi nhuận, do đó doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn lớn, có lãi, tạo điều kiện thuânlời cho tái sản xuất mở rộng.

+ Nhược điểm: Hoạt động phân phối - tiêu thụ sản phảm sẽ bị chậm hơn so với phương thức gián tiếp bởi doanh nghiệp phải đảm nhận toàn bộ các công việc từ sản

xuất dến người tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng cuối cùng xuất đến việc tổ chức

mạng lưới tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng để bán sản phẩm, mọi vấn đề phát sinh đều

do doanh nghiệp giải quyết. Phương thức phân phối gián tiếp: Là phương pháp phân

phối thông qua hệ thống trung gian.

Kênh phân phối gián tiếp:

Theo kênh này sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng phải qua

Nhà sản xuất Người tiêu dùng

nhiều khâu trung gian.

Hình 1. 4. Phương thức phân phối gián tiếp

+ Ưu điểm: Kênh này có ưu điểm lớn là có khả năng đẩy nhanh quá trình bán hàng của doanh nghiệp, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp.

+ Nhược điểm: Qua nhiều khâu trung gian, nên lợi nhuận của doanh nghiệp bị

chia sẻ, tăng chi phí bán hàng và do đó sản phẩm bán ra trên thị trường với giá tương đối cao, mặt khác nó còn tạo ra khoảng cách giữa người sản xuất chỉ nắm bắt được nhu

cầu thị trường qua trung gian, những thông tin đó nhiều khi không chính xác, không

kịp thời. Cho nên tạo uy tín của doanh nghiệp là điều rất khó, thậm chí còn bị ảnh hưởng ngược lại nếu các tổ chức trung gian này làm việc không đúng đắn. Các công ty thường sử dụng cả hai phương thức trên để tận dụng cả ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.

Kênh bán hàng hỗn hợp:

Đây làkênhđượcsử dụng phổ biến nhất hiện nay ở các doanh nghiệp, thực chất

của phương pháp này là nhằm tận dụng những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm

của hai phương pháp trên. Nhờ đó mà công tác tiêu thị sản phẩm sẽ diễn ra một cách

linh hoạt hơn, hiệu quả hơn chodoanh nghiệp và cho cả khách hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, tùy vào đặc điểm kinh tế kĩ thuật của mỗi doanh nghiệp, đặc điểm về sản phẩm bán ra, đặc điểm về tài chính, thế lực của doanh nghiệp mà chọn phương thức bán hàng cho phù hợp. Điều quan tâm ở đây là làm sao để đáp ứng nhu

cầu khách hàng một cách tốt nhất, an toàn, thuận lợi và hiệu quả nhất.

- Một số chiến lược phân phối:

+ Chiến lược phân phối mạnh: Là chiến lược mà các nhà kinh doanh phân phối

rộng khắp và tối đa sản phẩm của mình trên thị trường. Chiến lược này có đặc điểm là chi phí phân phối lớn; thường áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tần suất

Nhà sản xuất Các trung gian Người tiêu dùng

sử dụng lớn và trong trường hợp chống lạicạnh tranh trên thị trường lớn.

+ Chiến lược phân phối chọn lọc: Là chiến lược lựa chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân phối của nhà sản xuất trên một khu vực

thị trường. Chiến lược với đặc điểm tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ các trung gian

kém hiệu quả. Có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị trường; áp

dụng với các mặt hàng chuyên doanh hoặc cạnh tranh bắt buộc các nhà sản xuất phải

tiết kiệm chi phí.

Chiến lược phân phối độc quyền: Là việc chỉ chọn một trung gian duy nhất ở

mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Với chiến lược này nhà sản xuất có thể kiểm soát được mức giá trên thị trường, các loại hình bán hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Người sản

xuất có được sự ủng hộ của trung gian về tài chính, khách hàng. Khả năng thích ứng

của trung gian là hạn chế vì phải phụ thuộc rất nhiều vào nhà sản xuất, ít có quyền tự

quyết. Chiến lược này được áp dụng cho các sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép tính phụ giá cao.

Thiết kế hệ thống kênh phân phối:

Khi thiết kế một kênh phân phối, doanh nghiệp phải tự xác lập cho mình các

tiêu chí như thế nào là lý tưởng, như thế nào là vừa đủ và như thế nào là có thể thực

hiện được, bởi vì các tiêu chí trênđược hiểu và vận dụng một cách khác nhau tùy theo từng điều kiện khác nhau của mỗi doanh nghiệp.

Thiết kế hệ thống kênh phân phối là quá trình kết hợp các quyết định về địa điểm theo yếu tố địa lý, khách hàng để quyết định xây dựng phương án kênh phân phối

của doanh nghiệp.Để thiết kế được hệ thống kênh phân phối phải làm tốt các nội dung

sau:

- Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh bao gồm: + Giới hạn địa lý của thị trường.

+ Các nhóm khách hàng trọng điểm.

+ Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp.

+ Các lực lượng trung gian trên thị trường.

+ Các mục tiêu của doanhnghiệp.

- Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối:

+ Mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm và dịch vụ bên cạnh sản phẩm hiện vật.

+ Doanh số bán tổng quát cho từng nhóm sản phẩm.

+ Tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường, kiểm soát hay phát triển thị trường.

+ Giảm chi phí bán hàng hay chi phí vận chuyển.

Mục tiêu của hệ thống kênh phân phối có thể được xác định theo mức độ thỏa

mãn nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm và dịch vụ bên cạnh sản phẩm hiện

vật, doanh số bán tổng quát cho từng nhóm sản phẩm, tăng cường khả năng chiếm lĩnh

thị trường, kiểmsoát hay phát triển thị trường,giảm chi phí bán hàng hay chi phí vận

chuyển.

- Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối: Từ việc nghiên cứu ưu nhược điểm của các dạng kênh, các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu và khả năng thiết

lập kênh, mục tiêu và tiêu chuẩn kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các dạng

kênh trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng một hay kết hợp các dạng kênh trong tiêu thụ sản phẩm.

- Lựa chọn và phát triển các trung gian trong kênh phân phối:

Mỗi người sản xuất đều có khả năng khác nhau trong việc thu hút các trung gian đủ tiêu chuẩn cho kênh phân phối đã chọn của mình. Một số nhà sản xuất không

gặp khó khăn gì trong việc tuyển chọn trung gian phân phối. Trong một số trường hợp,

việc hứa hẹn về kiểu phân phốiđộc quyền hay chọn lọc cũng thu hút được đủ số người

có nguyện vọng tham gia vào kênh phân phối.

Ngược lại cũng có nhiều nhà sản xuất phải khó khăn lắm mới tìm được đủ số

trung gian đáp ứng tiêu chuẩn mong muốn. Dù dễ dàng hay khó khăn trong việc tuyển

chọn trung gian, những người sản xuất cũng phải xác định được các trung gian tốt phải

có những đặc điểm nổi bật nào. Họ có xu hướng đánh giá các trung gian về thâm niên trong nghề, những mặt hàng họ bán, mức lợi nhuận và phát triển, khả năng trả nợ, khả năng hợp tác và uytín.

Điều phối hàng hoá trong kênh phân phối:

Điều phối hàng hóa vào kênh

Điều phối hàng hoá vào kênh là quá trình xác định kế hoạch và tổ chức thực

hiện kế hoạch bảo đảm nguồn cung cấp hàng hoá vào kênh của doanh nghiệp. Yêu cầu điều phối hàng hoá sản phẩm vào kênh phải đáp ứng được các nội dung:

- Danh mục sản phẩm vận động trong kênh.

- Khối lượng sản phẩm và từng loại sản phẩm trong kênh. - Thời gian xuất phát và dịch chuyển sản phẩm.

- Nguồn và địa điểm giao nhận trong kênh.

Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hoá sản phẩm trong mạng lưới bán hàng

Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hoá sản phẩm trong kênh phân phối đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian, địa điểm có íchvà giảm chi phí trong tiêu thụ.

- Địa điểm: địa điểm có ích của khách hàng là yêu cầu khách quan từ phái

khách hàng. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thoả mãn nhu cầu về địa điểm có

ích của khách hàng. Điều này liên quan đến chi phí vận chuyển, nếu doanh nghiệp cố

gắng thoả mãn nhu cầu về địa điểm có ích cho khách hàng. Do đó khi quyết định,

doanh nghiệp phải xem xét yếu tố về vận chuyển khi quyết định địa điểm cung cấp cho

khách hàng nhất là khi nó liên quan đến khối lượng, thời gian và khả năng chấp nhận

giá.

- Thời gian vận chuyển: Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án sử dụng các

loại phương tiện vận chuyển như thế nào trong hệ thống kênh để có thể đáp ứng nhu

cầu kịp thời về thời gian trong mối liên hệ với khối lượng và chi phí cũng như khả

năng chấp nhận giá.

- Chi phí vận chuyển trong kênh phân phối: Doanh nghiệp phải lựa chọn vận

tải cần thiết với chi phí vận tải thấp nhất mà vẫn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời về

khối lượng thời gian, địa điểm của khách hàng.

Lựa chọn dựtrữtrong kênh phân phối

Dự trữ trong hệ thống kênh phân phối ảnh hưởng đến khả năng và chi phí của

doanh nghiệp. Dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến làm mất lòng khách hàng của doanh

nghiệp. Phương án dự trữ phải xác định đúng về:

- Địa điểm dự trữ: Có thể ở kho của doanh nghiệp, ở các nhà trung gian hoặc đẩy dự trữ về phía khách hàng.

- Danh mục sản phẩm: phải đảm bảo dự trữ sản phẩm trong kênh hợp lý theo cơ

cấu sản phẩm, đảm bảo tính hợp lý của từng loại sản phẩm.

- Khối lượng: Số lượng dự trữ được xác định cho toàn hệ thống và từng điểm

chủ chốt trong kênh phân phối theo từng loại sản phẩm cụ thể.

Như vậy khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều

loại kênh phân phối cùng một lúc sao cho hợp lý, đồng thời phải lựa chọn các phần tử

trong kênh phù hợp, có phương án điềukhiển dòng sản phẩm trong kênh cụ thể để đạt

hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ, giảm chi phí lưu thông.

Tổchức mạng lưới bán hàng

Mạng lưới bán hàng là tập hợp các điểm thực hiện hành vi bán hàng cho doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hàng hoá, tính cạnh tranh và điều kiện doanh

nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức mạng lưới bán hàng phù hợp. Có 3 phương pháp sau:

- Phương pháp “vết dầu loang”: Theo phương pháp này trên một thị trường

doanh nghiệp có thể chỉ thiết lập một điểm bán, khi uy tín của điểm bán này lan rộng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)