5. Kết cấu đề tài
3.2.7. Quản lý tốt các yếu tố đầu vào
Để có thể sản xuât ra những sản phẩm tốt đap ứng được những yêu cầu khắt khe
của các tiêu chuẩn kinh doanh thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ công ty chắc
chắn phải đầu tư nghiêm túc về chất lượng đầu vào và quy trình sản xuất.
Về sản xuất lúa gạo hữu cơ việc thuê đất của nông dân bị trở ngại do những quy định của pháp luật nên công ty phải sử dụng hình thức liên kết với họ cùng sản xuất, nhưng điều này dễ dẫn đến rủi ro vì với diện tích trồng gạo hữu cơ nhỏ hẹp dễ bị ảnh hưỡng của những cánh đồng có sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu xung quan đó. Do
đó công ty phải có sự đầu tư về việc cách ly vùng trồng bằng cách liên kết với hợp tác
xã nông nghiệp và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống, quản
lí toàn bộ quy trình trồng.
Chưa kể, để đáp ứng yêu cầu làm lúa hữu cơ, các đám ruộng phải cần thời gian
khoảng 2 năm để gạn lọc tồn dư của phân hóa học, thuốc trừ sâu còn trong đất những mùa trước. Tuy nhiên, có trở ngại là khi nông dân làm vài vụ, thấy cây lúa phát triển
không giống thông thường, hoặc cằn cỗi, năng suất thấp do quy trình canh tác không Trường Đại học Kinh tế Huế
đúng nên bỏ cuộc nửa chừng. Do đó việc vận động, cam kết thu mua sản phẩm với
mức giá đãđưa ra rất cần thiết, Ngoài ra công ty cần:
-Đầu tư máy móc công nghệ để đánh giá chất lượng sản phẩm khi thu mua thay
vì nhìn bằng mắt thường, đánh giá theo cảm tính.
- Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên thu mua có năng lực, kinh
nghiệm.
- Có các buổi gặp mặt, trao đổi với các hộ sản xuất để nắm bắt tình hình sản
xuất, những thuận lợi và khó khăn để kịp thời khắc phục những vấn đề chưa giải quyết được.
PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Với thị trường đầy cạnh tranh và với một ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm
hữu cơ đang chiếm nhiều sự quan tâm của thị trường. Các hoạt động và giải pháp tiêu thụ sản phẩm mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phát triển tạo ra nguồn doanh thu lợi nhuận ngày
càng cao cho công ty, đồng thời các hoạt động tiêu thụtạo điều kiện cho doanh nghiệp có động lực và kế hoạch thật tốt cho hoạt động sắp tới. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm là công tác mà công ty cần quan tâm thường xuyên.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đã triển khai các công tác nhằm phát triển thị trường tiêu thụ và đạt được
những thành tựu khả quan và tích cực, luôn vượt qua những chỉ tiêu đề ra, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận qua các năm đề đạt số dương và tiếp tục tăng lên trong những năm qua.
Thương hiệu các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế
Việt ngày càng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng trên thị địa phương và ngoài
tỉnh. Ngoài ra công ty đã đạt được một số kết quả, song vẫn tồn tại những vấn đề về
giải pháp tiêu thụ như:
- Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt lập các kế hoạch kinhdoanh dựa trên báo cáo kết quảcủa năm trước và dựa vào chủ quan của người lập, công ty chưa có các
nghiên cứu thị trường trực quan và chính xác và các kế hoạch chưa đi sâu vào cụ thể
chi tiết. Các đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm lực do đó công ty cũng cần có thêm những đánh giá khách quan hơn, xem xét các hoạt động, các chính sách của đối thủ như các chính sách về chất lượng sản phẩm, chất lượng mẫu mã, giá cả, chương trình xúc tiến để có những thay đổi nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ các sản phẩm
từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt.
- Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm có mức tăng trưởng khá ổn định,
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại chưa thực sự có sự tăng trưởng tốt. Nguyên nhân là Trường Đại học Kinh tế Huế
ngày càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh, nhiều công ty có nguồn lực mạnh đầu tư vào
các sản phẩm tương tự các sản phẩm của công ty đồng thời việc thay đổi thói quen người tiêu dùng là một vấn để hết sức khó khăn khi người tiêu dùng chưa thấy được
những mặt lợi mặt hại khi sử dụng các sản phẩm khác so với việc sử dụng các sản
phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Một phần nữa đến từ
việc công ty phải cân đối các khoản chi phí đến mức tối ưu nhất khi mà điều kiện sản
xuất khó khăn dễ dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng.
- Hệ thống phân phối của công ty đi theo hai kênh chính là kênh phân phối trực
tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Công ty chủ động được việc phân phối trực tiếp nhờ
quản lí tốt kênh bán lẻ thông qua hai cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên công ty chưa đạt được hiệu quả từ việc tiếp hị và phân phối qua kênh online như website hay facebook vì công ty chưa chú trọng đầu tư vào hai kênh
này và các công tác hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị các kênh phụ trợ này vẫn còn yếu
kém.
Với kênh phân phối gián tiếp thông qua các công ty, cửa hàng kinh doanh thực
phẩm, các địa lý gạo sạch thì mức độ tăng trưởng chưa có điểm vượt trội. Công ty còn phụ thuộc vào các kênh phân phối này khi mà chưa có quá nhiều chính sách giá và các mức chiết khấu hiệu quả và hấp dẫn đối với người bán.
- Đối với thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của công ty đều là thị trường trong nước với thị trường theo địa lý cụ thể là thành phố Huế, và số huyện/thị xã lân cận. Ngoài ra công ty phân phối các sản phẩm từ gạo hữu cơ và thực phẩm cho các trường mầmnon trong khu vực cũng như các nhà hàng ẩm thực tại thành phố Huế. Với
việc phân phối các đại lý, công ty, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, công ty cùng đó
cung cấp các sản phẩm từ gạo hữu cơ cho họ, các đối tác nàyở Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, thành phố Hồ Chí Minh..tuy nhiên do sự cạnh tranh cao do đó thị trường bị chia
sẽ khá nhiều.
- Với chất lượng sản phẩm: Công ty thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đầu vào khi liên kết với vùng sản xuất nguyên liệu tại huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Công ty cung cấp giống, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật trồng
lúa, quản lí quy trình và hướng dẫn nông dân suốt thời gian chăm sóc đến khi thu
hoạch lúa. Công ty bao tiêu sản phẩm và kiểm định tốt chất lượng đầu vào, áp dụng
nững tiến bộ khoa học kỹ thuật để sơ chế, bảo quản nguyên liệu và chế biến thành phẩm. Các sản phẩm có hạn sử dụng hạn chế do đó không thể bán ở các thị trường xa. Chất lượng các sản phẩm đóng gói chưa đồng đều do trạng thái sản phẩm khô, giòn, dễ
bị vỡ vụn khi vận chuyển.
- Về mẫu mã, bao bì sản phẩm các sản phẩm từ gạo của công ty đều cóý kiến đánh giá từ không có ý kiến trở lên, tuy nhiên bao bì nhãn mác của công ty chưa có sự thay đổi nhiều, không quá nỗi bật, chưa gây được nhiều ấn tượng với người tiêu dùng. Cần có những điều chỉnh và khắc phục để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
- Về giá cả: Mức giá mà công ty đưa ra được khách hàng đánh giá là có khả năng cạnh tranh, khách hàng có thể sẵn sàng chi trả đối với mức giá đó. Tuy nhiên với
mức giá mà công ty đề xuất có những sản phẩm vẫn bị đánh giá thấp vì giá còn hơi cao
so với thị trường.
- Về các hoạt động xúc tiến bán hàng: Với tình hình cạnh tranh găy gắt như
hiện tại, công ty cần có các hoạt dộng xúc tiến tốt hơn khi mà hình ảnh của công ty
xuất hiện chưa nhiều, chưa có nhiều khácbiệt và gâyấn tượng đối với khách hàng. Về
phân phối cần nghiên cứu lại vị trí đặt cửa hàng hoặc có thêm địa chỉ phân phối thuận tiên cho khách hàng hơn.