Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu đề tài

1.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệ p

 Các yếu tố kinh tế:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng,

GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ

hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.

+ Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng

giá bán hạn chế mức tiêu thụ.

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh

tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.

+ Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.

Các yếu tố về chính trị, pháp luật

Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây

sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Các

yếu tố môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội tiêu thụ

và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp

hoàn thiện, nền chính trị ổnđịnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình

đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố

quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Mặt khác thể chế và đường lối chính trị

quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến hoạtđộng tiêu thụ của doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế.

Các yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực được

hình thành và gắn liền với một xã hội, một chế độ, một dân tộc nhất định, được lưu

truyền qua các thế hệ. Nền văn hóa là những yếu tố quyết định cơ bản nhất những

mong muốn và hành vi của một người, mạnh hơn bất kỳ một lập luận lôgic nào.

Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen hành

vi mua sắm sản phẩm đều chứa đựng bản sác văn hóa. Đôi khi văn hóa cũng ảnh hưởng bởi các tác phong của các trào lưu văn hóa khác. Quá trình thayđổi này cũng

tạo ra nhu cầu mời, những hành vi tiêu dùng mới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm

rõ thị trường của mình để khai thác những trào lưu tích cực và hạn chế những trào lưu

tiêu cực để hoạch định phù hợp với hơi thở thời đại.

Số lượng các đối thủ cạnh tranh.

Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với

nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh

tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của

doanh nghiệp.

Thị hiếu của người tiêu dùng.

Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy

mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng

là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua

nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)